Trong những năm dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã về đất Bảo Thái, Liêm Cần để chiêu hiền nạp sĩ. Năm 972, vua Đinh Tiên Hoàng về thăm lại đất Bảo Thái và cho lập sinh từ trên đỉnh núi Lăng, về sau là nơi thờ phụng vua Đinh Tiên Hoàng gọi là đền Thượng. Giữa lưng núi Lăng là nơi thờ cụ Lê Lộc, ông nội của Lê Hoàn. Năm 971, Lê Hoàn được phong làm Thập đạo tướng quân, vinh quy bái tổ về Bảo Thái tôn tạo lại nơi thờ phụng. Năm 980, Lê Hoàn lên làm vua về đây tế lễ tổ tiên, xây dựng thành từ đường nhà Tiền Lê, nhân dân địa phương gọi là đền Trung. Đền Hạ nằm dưới chân núi Lăng, nên đền còn có tên gọi đền Lăng. Đền được nhân dân tôn lập cuối thời hậu Lê, đầu thời Nguyễn. Cung trong đền thờ Tứ vị hoàng đế, đó là các vua: Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Ngọa Triều. Cung ngoài thờ Tam vị Đại vương, đó là thần Thiên Cương Đại vương, tướng Nguyễn Minh cùng vợ là bà Nhữ Hoàng Đê.
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng của khu di tích, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu độc đáo cho du lịch Hà Nam, năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch với mục tiêu xây dựng Khu Di tích đền Lăng thành địa chỉ du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn tầm quốc gia, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa địa phương. Đồng thời, bảo vệ môi trường thiên nhiên trong khu vực, làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang các dự án phát triển du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh gắn với phát huy giá trị di tích.
Các dự án bảo tồn, tôn tạo đền Lăng; phục dựng đền Trung, đền Thượng; bảo tồn, tôn tạo và phục dựng mả Dấu nằm trong giai đoạn 1 của quy hoạch. Giai đoạn 2, cùng sản phẩm du lịch tâm linh gắn với không gian đền Lăng, đền Trung, đền Thượng, đền Tam Thiên Nhân, phát triển các sản phẩm du lịch tham quan, vui chơi giải trí và du lịch sinh thái nông nghiệp. Giai đoạn này sẽ có các công trình, như: nhà trưng bày, trường văn, trường võ, khách sạn, dịch vụ ẩm thực, vườn thiền, đầm lau, không gian chợ quê, nhà ở kết hợp dịch vụ, nhà vườn… Đến thời điểm hiện tại, đền Lăng, mả Dấu đã được tu bổ, tôn tạo xong; đền Trung và đền Thượng đã được phục dựng trên nền đền cũ. Diện mạo của Khu Di tích đền Lăng đã dần hình thành với một sắc thái hoàn toàn riêng biệt.
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng của khu di tích, tạo dựng sản phẩm và thương hiệu độc đáo cho du lịch Hà Nam, năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch với mục tiêu xây dựng Khu Di tích đền Lăng thành địa chỉ du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn tầm quốc gia, gắn với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa địa phương. Đồng thời, bảo vệ môi trường thiên nhiên trong khu vực, làm căn cứ pháp lý cho công tác quản lý, lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, chỉnh trang các dự án phát triển du lịch văn hóa, lịch sử tâm linh gắn với phát huy giá trị di tích.
Gắn với các công trình tâm linh trên là lễ hội truyền thống đền Lăng. Theo truyền thuyết và ngọc phả, hằng năm đền Lăng có 4 kỳ lễ chính (người dân còn gọi là ngày Đại Kỳ phúc). Trong đó, ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày sinh của Lê Hoàn được tổ chức lớn hơn cả. Theo các cụ già làng kể lại, trước kia, vào những ngày Đại Kỳ phúc, dân làng mổ trâu, mổ lợn, làm lễ rất to. Ngoài phần lễ trọng, làng còn mời các gánh hát chèo, tổ chức các trò chơi dân gian… rất sôi động và phấn khởi.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, lễ hội đền Lăng xưa, bên cạnh những trò chơi truyền thống còn có những trò chơi dân gian mang bản sắc riêng, vừa mang tính chất vui chơi giải trí, vừa mang ý nghĩa tâm linh. Nổi bật là trò nghiêm quân, phục dựng khung cảnh tuyển mộ quân đội và duyệt binh của Lê Hoàn trước khi đưa quân ra Hoa Lư. Địa điểm là một bãi đất trống gần đền Lăng. Để chuẩn bị cho trò chơi, Ban khánh tiết cho người dùng nước vôi kẻ thành nhiều ô hình chữ nhật. Trai làng xếp kín trong những ô này và được đếm. Thời xưa, đây được gọi là “đấu đong quân”.
Và thứ hai là trò bơi chải cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều người tham dự lễ hội. Trò chơi diễn ra trên hồ nước đối diện đền Lăng. Giữa thế kỷ X, trước khi đưa lực lượng của mình vào Hoa Lư gia nhập nghĩa quân Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và Nguyễn Minh từng cho thủy quân tập trận tại hồ nước này. Tham gia trò chơi có 3 chiếc thuyền, đại diện cho 3 thôn thuộc làng Bảo Thái. Trước khi thực hiện cuộc đua, những người tham gia vào tiền đường đền Lăng để bái lễ, xin phép thực hiện cuộc đua. Mỗi thuyền có 1 thuyền trưởng cầm nhịp, 1 hoa tiêu và 6 tay chèo ngồi chia đều hai bên mạn thuyền. Thuyền của các thôn đua 5 vòng hồ, thuyền thôn nào về đầu tiên là thắng cuộc.
Trải qua thời gian mai một, lễ hội đền Lăng mới được phục dựng lại từ năm 2023. Dân làng chọn các ngày mùng 6 – 8/3 âm lịch tổ chức lễ hội; trong đó ngày mùng 6 làm lễ an vị, khai quang đền Thượng và đền Trung, sau đó tiến hành tế nam quan và nữ quan. Ngày mùng 7, buổi sáng tổ chức các trò chơi dân gian, buổi chiều lễ rước kiệu từ đền Lăng đến mả Dấu rước hương linh cụ Lê Lộc về dự lễ hội làng. Ngày mùng 8, buổi sáng làm lễ khai hội và tiếp đón các dòng họ, dân làng, khách thập phương về dâng hương; buổi chiều, rước hương linh cụ Lê Lộc về lại mả Dấu. Sau cùng làm lễ tạ và cúng đàn Mông Sơn Thí Thực. Buổi tối những ngày diễn ra lễ hội đều có chương trình văn nghệ phục vụ nhân dân vui đón hội làng.
Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh hiện có hơn 46.000 hội viên, sinh hoạt ở 166 tổ chức cơ sở hội, 721 chi hội. Ngoài ra, toàn tỉnh đã vận động được gần 30.000 cựu quân nhân tham gia sinh hoạt tại 731 câu lạc bộ, ban liên lạc ở các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng đông đảo, có uy tín, tâm huyết, gương mẫu trong tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua; xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Những đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được kế thừa từ hàng nghìn năm của dân tộc. Việt Nam có “mặt tiền” trông ra Biển Đông, là nơi dừng chân qua lại giữa hai đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vừa có điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu các nền văn minh trên thế giới, nhưng cũng là tâm điểm “nhòm ngó” của các thế lực bành trướng, xâm lược. Do trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược nên người Việt đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.