Báo cáo một số vấn đề chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, đến nay, cơ bản các ý kiến nhất trí với dự kiến nội dung Kỳ họp; một số ý kiến đề nghị các vấn đề cụ thể; Chính phủ đề nghị điều chỉnh lùi thời gian trình 1 nội dung và bổ sung 13 nội dung khác để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7.
Dự kiến bổ sung 6 nội dung vào dự kiến chương trình Kỳ họp, bao gồm: Ba nội dung đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 32 là: Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước); Điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; Phương án xử lý nguồn tiền thực hiện phán quyết của Trọng tài quốc tế Vụ kiện Hợp đồng dầu khí Lô 01&02.
Ba nội dung vừa được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 là: Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; có 20 nhóm nội dung được các cơ quan gửi báo cáo để đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu.
Về cách thức tiến hành và dự kiến chương trình chi tiết, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị: Tăng thời gian thảo luận ở hội trường của dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lên 1 ngày; Bố trí thảo luận nội dung về kết quả thực hiện các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, do kết quả thực hiện năm 2023 là năm bản lề để đánh giá sơ bộ việc thực hiện mục tiêu đến năm 2025 và đưa ra những dự báo và giải pháp để đạt được mục tiêu năm 2030.
Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đồng ý với đề nghị của Thường trực Ủy ban Xã hội về thời gian thảo luận dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Với nội dung về kết quả thực hiện mục tiêu của chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, trên cơ sở ý kiến của Thường trực Ủy ban Xã hội, Tổng Thư ký Quốc hội dự kiến có thể bố trí thảo luận nội dung này cùng với các phiên thảo luận ở tổ và hội trường về kinh tế - xã hội.
Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 26 ngày. Khai mạc vào ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 27/6/2024. Trong đó có bố trí Quốc hội làm việc 2 ngày thứ Bảy (ngày 25/5 và ngày 8/6). Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt, cụ thể: Đợt 1 là 17 ngày: Từ ngày 20/5 - 8/6/2024; Đợt 2 là 9 ngày: Từ ngày 17/6 đến sáng ngày 27/6/2024.
Về chuẩn bị nội dung, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, công tác chuẩn bị nội dung kỳ họp đã và đang được các cơ quan hữu quan tiến hành khẩn trương nhằm bảo đảm chất lượng, tiến độ, kịp thời phục vụ kỳ họp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực, tinh thần làm việc, sự chủ động, khẩn trương của các cơ quan trong chuẩn bị hồ sơ tài liệu trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7. Căn cứ kết quả chuẩn bị cho đến nay, Kỳ họp thứ 7 dự kiến khai mạc vào 20/5/2024, với thời gian dự kiến trong 26 ngày làm việc, họp tập trung tại Nhà Quốc hội, tổ chức thành 2 đợt.
Đối với dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và 2 dự thảo Nghị quyết đã được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ để các cơ quan thẩm tra và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 5 trước khi trình Quốc hội.
Nhân dịp đón năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".
Nhìn lại kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06), có thể khẳng định: với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, Hà Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số; hướng tới nền kinh tế số và xã hội số. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thực sự trở thành “chìa khóa” thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững thì chuyển đổi số phải gắn liền với đổi mới sáng tạo cả về tư duy lẫn công nghệ. Nhân dịp năm mới 2025, đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam đã có những chia sẻ với Báo Hà Nam về vấn đề này.
Năm 2024 đã khép lại với nhiều sự kiện liên quan đến địa chính trị toàn cầu, nổi bật là các cuộc xung đột vũ trang tại châu Âu, khu vực Trung Đông, tiếp đó là các cuộc chiến về kinh tế khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng, báo hiệu cho năm 2025 có nhiều biến động khó lường. Báo Hà Nam bình chọn 10 sự kiện quốc tế tiêu biểu năm 2024.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.