Theo quy định tại Thông tư số 32 năm 2023 của Bộ Công An, quy định quy trình tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông thì Cảnh sát giao thông được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.
CSGT được mặc thường phục để tuần tra, kiểm soát phương tiện giao thông trong các trường hợp sau: - Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông đường bộ phức tạp.
Việc mặc thường phục kết hợp với bộ phận tuần tra, kiểm soát giao thông công khai phải được thực hiện theo kế hoạch đã được ban hành.
CSGT mặc thường phục có được dừng xe xử phạt không? Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 32, khi thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát giao thông, CSGT mặc thường phục có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình giao thông, phát hiện vi phạm. Khi phát hiện vi phạm thì phải thông báo ngay cho CSGT thuộc bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để dừng phương tiện và xử lý theo quy định.
Do đó, trong hầu hết trường hợp vi phạm, CSGT mặc thường phục không được dừng xe xử phạt giao thông.
Riêng trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người đi đường thì CSGT mặc thường phục được thông báo, vận động người dân phối hợp, ngăn chặn ngay vi phạm bằng cách sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân. Đồng thời.
Khi phát hiện vi phạm nghiêm trọng về giao thông, an ninh, trật tự xã hội mà không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm thì CSGT mặc thường phục có thể phối hợp với người dân dừng xe người vi phạm; đồng thời phải cho bộ phận CSGT tuần tra, kiểm soát công khai để phối hợp giải quyết vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở Công an nơi gần nhất để xử lý.
Như vậy, CSGT mặc thường phục cũng không được trực tiếp xử lý vi phạm hành chính đối với người tham gia giao thông, cụ thể là dừng xe xử phạt.
Quyền hạn của CSGT trong tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ được quy định như thế nào? Trong tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, CSGT có các quyền như sau:
- Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 32 của Bộ Công An và quy định của pháp luật có liên quan.
Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.
- Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.
- Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó theo quy định của pháp luật. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
- Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017; quy định khác của pháp luật có liên quan và của Bộ Công an.
- Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Chiều 30/12, đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giao thông vận tải (GTVT) tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Chiều 30/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Chiều ngày 30/12, Cục Thuế tỉnh tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Anh Chức, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Vũ Trí Hùng, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng Cục thuế. Cùng dự còn có lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.