Tờ Guardian (Anh) đưa tin Triều Tiên quyết định không tổ chức trận đấu lượt về gặp Nhật Bản được lên lịch ngày 26/3 tại sân vận động Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng. Quyết định được đưa ra một ngày trước khi hai đội gặp nhau tại lượt đi ở Tokyo hôm 21/3 trong vòng loại bảng B khu vực châu Á. Nhật Bản đã giành chiến thắng 1-0 trong trận đấu này.
Vài phút sau trận đấu, Chủ tịch liên đoàn bóng đá Nhật Bản Kozo Tashima nói với các phóng viên rằng trận lượt về ở Bình Nhưỡng sẽ không diễn ra. Trong khi đó, Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) cho biết trận đấu bị hoãn do tình huống không lường trước được.
AFC không đưa ra lý do cụ thể và cho biết sẽ để các ủy ban liên quan của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) quyết định về tương lai của trận đấu này.
Tờ Nikkei Asia đưa tin trận đấu đã được chuyển đến một địa điểm trung lập nhưng chưa thông báo chính thức và chưa có ngày cụ thể.
Các cầu thủ Nhật Bản đã lên kế hoạch đến Bình Nhưỡng vào 25/3 sau buổi tập huấn ở Bắc Kinh. Triều Tiên cũng có lịch trình tổ chức trận đấu vòng loại World Cup 2026 với hai đội còn lại của bảng B là Syria và Myanmar vào tháng 6.
Vào tháng 2, trận đấu vòng loại Olympic Paris giữa đội tuyển bóng đá nữ Nhật Bản và Triều Tiên đã được chuyển từ Bình Nhưỡng đến Jeddah (Saudi Arabia) sau khi giới chức bóng đá Nhật Bản viện dẫn khó khăn khi di chuyển đến Triều Tiên, quốc gia không có quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản.
Trận lượt về với Nhật Bản trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2026 dự kiến là sự kiện thể thao quốc tế đầu tiên được tổ chức ở Triều Tiên kể từ năm 2019.
Lần gần đây nhất Triều Tiên tổ chức một trận đấu bóng đá nam quốc tế là vòng loại World Cup 2022 hồi năm 2019. Triều Tiên sau đó đã rút khỏi giải đấu vì lo ngại liên quan đến COVID-19.
Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh hiện có hơn 46.000 hội viên, sinh hoạt ở 166 tổ chức cơ sở hội, 721 chi hội. Ngoài ra, toàn tỉnh đã vận động được gần 30.000 cựu quân nhân tham gia sinh hoạt tại 731 câu lạc bộ, ban liên lạc ở các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng đông đảo, có uy tín, tâm huyết, gương mẫu trong tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua; xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Những đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được kế thừa từ hàng nghìn năm của dân tộc. Việt Nam có “mặt tiền” trông ra Biển Đông, là nơi dừng chân qua lại giữa hai đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vừa có điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu các nền văn minh trên thế giới, nhưng cũng là tâm điểm “nhòm ngó” của các thế lực bành trướng, xâm lược. Do trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược nên người Việt đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.