Thời điểm hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đang dư thừa nguồn vốn và đang điều chỉnh lãi suất huy động giảm xuống. Đối với huy động vốn từ 12 tháng trở lên, các ngân hàng đang huy động ở mức 4,8 - 5%/năm; huy động vốn 6 tháng lãi suất 3%/năm. Lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân các giao dịch phát sinh của NHTM giảm lần lượt khoảng 0,15%/năm và 0,25%/năm so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, dòng tiền tín dụng gửi vào các ngân hàng cũng tăng nhanh, trong khi đó dư nợ của nhiều tổ chức tín dụng lại đang có xu hướng giảm so với cuối năm 2023.
Theo các NHTM, việc tăng trưởng tín dụng giảm có nguyên nhân là do tính quy luật - nhu cầu vốn thường giảm trong dịp Tết Nguyên đán. Hơn nữa, trong thời gian qua hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do sức mua giảm, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, nhiều doanh nghiệp còn phải cho công nhân nghỉ việc, giảm giờ làm. Nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng vì chưa đủ khả năng trả hết khoản nợ đã được cơ cấu lại và khoản nợ đến hạn. Hơn nữa, khi nguồn lực cạn kiệt cũng là một trong những lý do khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay để bổ sung vốn lưu động và đầu tư máy móc, công nghệ, nâng cấp dây chuyền hoạt động.
Các doanh nghiệp kiến nghị, ngân hàng cần tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp; tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay với lãi suất phù hợp và nâng cao giá trị tài sản bảo đảm để thế chấp vay vốn tránh tình trạng nguồn vốn tín dụng dư thừa, trong khi đó nhiều doanh nghiệp muốn vay vốn lại gặp khó khăn.
Đối với các NHTM, mặc dù nguồn vốn dư thừa song việc giải ngân tín dụng cũng hết sức thận trọng khi mà tài sản bảo đảm (chủ yếu là bất động sản, dây chuyền máy móc) đang giảm mạnh. Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, các NHTM cần tập trung vào những giải pháp cụ thể, có thể định hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên và có khả năng phục hồi tốt theo chỉ đạo của Chính phủ.
Ông Phan Văn Đĩnh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Đồng Văn cho biết: Đối với nhiều khách hàng truyền thống, có uy tín, ngân hàng mời chào để giải ngân vốn song họ lại không có nhu cầu nhiều. Theo lý giải của nhiều doanh nghiệp, trong thời điểm khó khăn như hiện nay họ không dám mở rộng sản xuất, hàng hóa sản xuất ra rất khó tiêu thụ nên chủ yếu sản xuất cầm chừng. Đối với một số khách hàng có nhu cầu vay vốn song điều kiện để vay vốn lại không bảo đảm thì ngân hàng cũng không dám giải ngân, mặc dù ngân hàng rất cần tăng trưởng tín dụng.
Cũng như Chi nhánh Agribank Đồng Văn, trong thời điểm hiện nay nhiều NHTM đang giảm lãi suất huy động và cũng đã điều chỉnh lãi suất cho vay giảm theo. Cụ thể, đến cuối tháng 2/2024, dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh được phân theo các mức lãi suất: Từ 7% trở xuống có 23.454 tỷ đồng (chiếm 32,16% tổng dư nợ); từ trên 7%/năm - 10%/năm có 33.314 tỷ đồng (chiếm 45,68%); từ trên 10%/năm - 11%/năm có 11.218 tỷ đồng (chiếm 15,38%); từ trên 11%/năm - 13%/năm là 2.818 tỷ đồng (chiếm 3,86%); trên 13%/năm là 2.128 tỷ đồng (chiếm 2,92%).
Trong thời gian tới, NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng: Tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay; đẩy mạnh triển khai hiệu quả các gói tín dụng ưu đãi trong những lĩnh vực quan trọng; triển khai quyết liệt, hiệu quả gói tín dụng 120.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ; đẩy mạnh xử lý nợ xấu; tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro. Đối với các tổ chức tín dụng, tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa các thủ tục, điều kiện cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho người dân và doanh nghiệp. Các NHTM cần công bố công khai lãi suất bình quân của ngân hàng; tiếp tục hướng nguồn vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; bảo đảm hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả.
Ông Phạm Văn Tùng, Quyền Giám đốc Chi nhánh NHNN, tỉnh Hà Nam cho biết: Thời gian qua Chi nhánh NHNN tỉnh Hà Nam đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. NHNN đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh tín dụng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các NHTM hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, bảo đảm hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả. Đối với lĩnh vực bất động sản, các ngân hàng tiếp tục rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp, như dự án đủ điều kiện, dự án đáp ứng nhu cầu thực của thị trường, dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại.
Các ngân hàng cần tăng cường rà soát, đơn giản hóa quy trình và thủ tục cấp tín dụng; tối ưu hóa, áp dụng chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là qua các kênh bán hàng, sản phẩm, dịch vụ được số hóa. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tín dụng cho phù hợp từng phân đoạn khách hàng và thị trường, loại hình, nhu cầu sản xuất - kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Chiều 21/12, Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác nội chính, cải cách tư pháp (CCTP) và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) tỉnh về PCTN, TC; Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh; bí thư các ban cán sự Đảng, đảng đoàn; lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; thường trực huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh.
Nhân dịp Lễ Giáng sinh và năm mới 2025, chiều 21/12, Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Nam đã đi thăm, chúc mừng Lễ Giáng sinh và năm mới 2025 Giáo xứ Phủ Lý.
Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các đồng chí Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Vũ Chiến Thắng, Trương Hải Long chủ trì Hội nghị...
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.