10 điều cần nhớ cho người sắp du lịch Nhật Bản

Du lịch 06:31 03/01/2024 Theo vnexpress.net
Hiểu cách dùng nhà vệ sinh, mang tiền mặt là hai trong số những điều du khách cần nhớ trước chuyến du lịch Nhật Bản.

Theo Lonely Planet, Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia với nhiều nghi thức, đôi khi gây khó chịu cho du khách. Tuy nhiên, người dân địa phương thực sự không quá khắt khe với du khách nước ngoài. Dưới đây là một số kinh nghiệm Lonely Planet đưa ra để du khách có một chuyến đi tốt đẹp.

Đặt chỗ trước và tới đúng giờ

Du khách nên đặt chỗ nghỉ sớm, đặc biệt vào những dịp cao điểm như tuần đầu tiên của tháng 1, lễ hội hoa anh đào (cuối tháng 3 đến tháng 4 tùy thời điểm), tuần lễ vàng (29/4-5/5) hay trong tháng 8.

Hoa anh đào nở ở thành phố Kanuma, tỉnh Tochigi. Ảnh: Yusheng Deng/Unsplash

Đến đúng giờ là điều quan trọng nếu du khách chọn ở trong những ryokan (nhà trọ truyền thống của Nhật) bởi họ thường có thời gian nhận phòng cố định. Sau thời gian này, nhân viên có thể vắng mặt và phòng không được dọn.

Chuẩn bị hành lý

Phòng nghỉ ở Nhật thường nhỏ, đặc biệt tại các thành phố lớn nên không có nhiều chỗ cho những vali cồng kềnh. Ngoài ra, việc mang vali to cũng gây bất tiện cho du khách khi sử dụng phương tiện công cộng. Du khách nên đóng hành lý gọn nhẹ khi du lịch Nhật Bản.

Các điểm tham quan tôn giáo như chùa Phật giáo hay đền thờ Thần đạo thường không có quy định về trang phục. Các nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ cao cấp đôi khi có một số quy định nhưng thường chỉ yêu cầu không mặc áo ba lỗ, đi sandal. Tuy nhiên, việc ngồi ăn trên sàn nhà ở Nhật khá phổ biến nên du khách cần cân nhắc chọn những trang phục thoải mái, tránh đồ chật, ngắn.

Mua SIM dung lượng dữ liệu cao

Các địa chỉ ở Nhật Bản nổi tiếng là khó định hướng, ngay cả với người địa phương. Vì thế, du khách nên mua SIM với dung lượng dữ liệu cao để sử dụng định vị trong quá trình du lịch.

Mang giày dễ cởi

Bên cạnh yếu tố thoải mái, du khách nên chọn những đôi giày, dép dễ cởi. Tới Nhật, du khách thường đến thăm các điểm tham quan tôn giáo, nhà trọ truyền thống và ăn nhà hàng.

Một ryokan ở Kyoto. Ảnh: Urban Pixxels

Các điểm này thường yêu cầu bỏ giày, dép bên ngoài và sử dụng dép riêng. Du khách có thể đi tất để tránh việc tiếp xúc khi sử dụng chung dép với người khác.

Học cách sử dụng bồn cầu

Ở Nhật, bồn cầu điện tử rất phổ biến với chức năng làm sạch chỉ với một nút ấn. Tuy có một số rào cản ngôn ngữ, việc sử dụng bồn cầu này tương đối đơn giản.

Ngoài ra, một số đặc trưng ở nhà vệ sinh Nhật Bản cũng có thể khiến du khách bối rối như máy âm thanh kích hoạt bằng cảm biến chuyển động trong nhà vệ sinh nữ, giúp giấu đi các tiếng ồn nhạy cảm. Nhà vệ sinh cũng thường thiếu khăn và không có máy sấy tay nên du khách cần chủ động chuẩn bị.

Mang theo tiền mặt

Nếu đến các vùng nông thôn, thẻ tín dụng hay thanh toán điện tử có thể không được chấp nhận. Do đó, du khách nên chuẩn bị sẵn tiền mặt. Cách thanh toán tiền "chuẩn người Nhật" là đặt tiền, thẻ vào khay cạnh quầy tính tiền thay vì trả trực tiếp cho nhân viên thu ngân.

Bên cạnh đó, người Nhật cũng không có văn hóa nhận tiền boa. Trong hóa đơn, thông thường, các nhà hàng đã tính thêm một khoản "phí dịch vụ cố định" khoảng 2,5-4,5 USD mỗi người.

Đứng bên nào?

Khi sử dụng thang cuốn, du khách luôn phải đứng về một bên, tùy thuộc vào địa điểm. Ví dụ, ở Kanto và khu vực phía đông, đó là bên trái nhưng tại Kansai và khu phía tây, bạn cần đứng bên phải.

Chuyến tàu cuối cùng

Tàu điện ngầm trong thành phố chạy muộn nhất tới 1h. Nếu lỡ chuyến này, du khách chỉ còn lựa chọn gọi taxi và điều đó sẽ khá tốn kém.

Buổi sáng ở Tokyo

Đối với người Tokyo, đi làm buổi sáng không khác gì chơi thể thao. Vào các ngày trong tuần, từ 7h30 tới 9h, hàng triệu người chen chúc trên các chuyến tàu trong thành phố. Đôi khi, nhân viên nhà ga phải hỗ trợ để đảm bảo mọi người đều có chỗ. Ga Shinjuku nổi tiếng nhộn nhịp nhất thế giới, đón trung bình 3,5 triệu hành khách mỗi ngày và có hơn 200 lối ra vào.

Một nhân viên hỗ trợ đẩy hành khách vào toa tàu ở Tokyo. Ảnh: The World

Học một số từ cơ bản

Tiếng Anh khá phổ biến ở những thành phố và điểm du lịch. Tuy nhiên, ở vùng nông thôn, ngôn ngữ này có thể không hữu ích. Thay vào đó, du khách nên học một số cụm từ cơ bản để giao tiếp như "sumimasen" (xin lỗi), arigato (cảm ơn), toire (nhà vệ sinh), mochikaeri (mang về), tennai de (ăn tại chỗ).

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị trực tuyến chuyên đề Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp

Chuyển đổi số  |  17:32 14/05/2024

Chiều 14/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến chuyên đề Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp. Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đàng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự, chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành liên quan... Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Nguyễn Đức Vượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ngành chức năng, địa phương trong tỉnh…

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản tại chùa Thượng Thọ 

Xã hội  |  16:43 14/05/2024

Nhân dịp Lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024, chiều 14/5, Đoàn đại biểu của tỉnh gồm các đồng chí: Đặng Thanh Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Trần Xuân Dưỡng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng cán bộ, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh và một số sở, ban, ngành chức năng đã tới thăm, chúc mừng chức sắc, tăng, ni đại diện Giáo hội Phật giáo huyện và đại diện phật tử tại chùa Thượng Thọ, thị trấn Bình Mỹ (huyện Bình Lục).

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc chuyên đề với cử tri là công nhân lao động

Người đại biểu nhân dân  |  13:57 14/05/2024

Sáng ngày 14/5, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao công nhân lao động (CNLĐ), Khu công nghiệp (KCN) Châu Sơn (thành phố Phủ Lý), Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị tiếp xúc chuyên đề giữa Đoàn ĐBQH tỉnh với cử tri là CNLĐ trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC