Về phía tỉnh có các đồng chí: Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố…
Tại hội nghị, đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam đã thông báo kết quả Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XV. Theo đó, sau 22,5 ngày làm việc với tinh thần đổi mới, đoàn kết, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Kỳ họp đã thông qua 7 luật, 9 nghị quyết, cho ý kiến lần 3 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần 2 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác; lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; giám sát tối cao chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.
Tại kỳ họp này, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam đã có gần 20 lượt ý kiến phát biểu tại các phiên thảo luận toàn thể ở hội trường và tại các phiên thảo luận tổ. Trong đó, có nhiều ý kiến tham gia có chất lượng vào kết quả thực hiện phát triển KT-XH năm 2023; Kế hoạch phát triển KT–XH năm 2024 và các dự án luật quan trọng, có tác động lớn đến KT–XH, được cử tri và Nhân dân quan tâm như: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Đấu giá tài sản. Tiếp tục có ý kiến về việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết những tồn tại, vướng mắc đối với dự án cơ sở 2: Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức; giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên các sông Nhuệ - Đáy.
Bên cạnh việc tham gia các phiên họp của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tham gia tích cực, trách nhiệm vào các hoạt động của các Ủy ban của Quốc hội, các nhóm nghị sỹ mà đại biểu Quốc hội là thành viên cùng nhiều hoạt động bên lề kỳ họp khác.
Bày tỏ sự vui mừng với những kết quả Kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa XV, cử tri tỉnh Hà Nam tiếp tục kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến đời sống, dân sinh như: đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tham mưu trình Chính phủ, Quốc hội xem xét quy định cho người có công thuộc diện được hưởng chế độ điều dưỡng phục hồi sức khoẻ từ mức 2 năm 1 lần lên mức mỗi năm 1 lần.
Đối với nhà ở cho người có công, cử tri đề nghị Quốc hội có ý kiến với các Đại biểu Quốc hội là lãnh đạo các Bộ, ngành (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội...) sớm thống nhất nội dung tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỉ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỉ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương, bố trí vốn để các địa phương triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà ở cho người có công tại địa phương, đảm bảo cải thiện điều kiện nhà ở cho người có công đã xuống cấp, mất an toàn trong thời gian qua.
Cử tri đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hướng dẫn địa phương thực hiện việc hoàn trả tiền ký quỹ môi trường đối với các dự án trên địa bàn. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về việc tái sử dụng chất thải rắn thông thường để làm nguyên vật liệu sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng; đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung hướng dẫn về tính số lợi bất hợp pháp đối với lĩnh vực tài nguyên nước, yêu cầu về nguồn tài liệu phục vụ tính toán số lợi bất hợp pháp và quy định rõ trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong việc thẩm định số lợi bất hợp pháp của tổ chức, cá nhân; có hướng dẫn cụ thể về công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải tại chỗ.
Tiếp tục liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cử tri có ý kiến: hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa ban hành Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn; chưa quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hướng dẫn việc thực hiện quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định gia hạn thời gian thực hiện Khoản 1 Điều 75 và Khoản 1 Điều 79 đến năm 2030 để triển khai thực hiện; đồng thời, kiến nghị Chính phủ có quy định hỗ trợ kinh phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến năm 2030.
Cử tri thị xã Duy Tiên nêu ý kiến đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xem xét nâng cấp, mở rộng cầu Điệp Sơn nằm trên địa bàn xã Yên Nam nối giữa xã Yên Nam (thị xã Duy Tiên) và xã Hợp Lý (huyện Lý Nhân) được xây dựng từ lâu (trước năm 1953) nay đã lỗi thời và xuống cấp, làm cản trở sự phát triển kinh tế xã hội ở khu vực.
Liên quan đến lĩnh vực giao thông, vận tải, cử tri đề nghị Bộ Giao thông- Vận tải đầu tư mở rộng Quốc lộ 38 đoạn cầu Nhật Tựu vượt sông Nhuệ để bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Đề nghị UBND thành phố Hà Nội đầu tư hoàn thiện đường nối Vành đai 4 với Vành đai 5 (đã được Thành ủy Hà nội và Tỉnh ủy Hà Nam thống nhất tại Thông báo số 1954 ngày 21/5/2019 của Thành ủy Hà Nội) trên địa bàn Hà Nội để kết nối đồng bộ, bảo đảm nhu cầu đi lại của nhân dân và phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của 2 địa phương. Đề nghị Bộ Giao thông, vận tải đầu tư mở rộng đồng bộ đoạn 1,3km thuộc tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trên địa bàn tỉnh Hà Nam…
Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã thông báo nhanh tới toàn thể cử tri kết quả phát triển KT-XH của đất nước, của tỉnh từ đầu năm đến nay, một số định hướng, giải pháp phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, trực tiếp trao đổi, làm rõ một số vấn đề cử tri quan tâm, kiến nghị.
Thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao tinh thần trách nhiệm và tiếp thu những kiến nghị của cử tri trong tỉnh. Đồng thời nhấn mạnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tổng hợp đầy đủ, chuyển tới Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng Trung ương, địa phương xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, đáp ứng nguyện vọng của cử tri trong thời gian sớm nhất.
Giáo dục STEM được triển khai thực hiện nhằm góp phần bổ trợ và hoàn thành mục tiêu: tăng giáo dục trải nghiệm, thực hành, giảm tải lý thuyết hàn lâm trong chương trình giáo dục mới. Với Hà Nam, hiện các cơ sở giáo dục phổ thông trong toàn tỉnh đã thành lập, duy trì hoạt động mô hình câu lạc bộ (CLB) STEM để hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ thuật (KHKT), tạo sân chơi trí tuệ cho các em thể hiện lòng say mê và khả năng sáng tạo của mình thông qua cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học.
Tiêu thụ đồ uống có cồn là nguyên nhân dẫn đến khoảng 100.000 ca ung thư và 20.000 ca tử vong liên quan đến ung thư mỗi năm tại Mỹ, đó là cảnh báo được Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy đưa ra ngày 3/1.
Theo các chuyên gia, du khách sẽ thay đổi cách du lịch năm 2025, ưu tiên nơi ít người, chọn trải nghiệm mới lạ, du lịch chậm và kết hợp chăm sóc sức khỏe.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.