Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Người đại biểu nhân dân 14:00 28/11/2023 PV
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam: Nghiêm cấm người tham giá đấu giá tài sản sử dụng nguồn vốn không minh bạch để tham gia đấu giá. Ảnh quochoi.vn

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, đại biểu Trần Văn Khải, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam đồng tình với việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản lần này là hết sức cần thiết và cấp thiết, góp phần ngăn chặn nhũng nhiễu, lạm dụng gây mất an ninh trật tự và thất thoát ngân sách trong lĩnh vực này. 

Đại biểu Trần Văn Khải quan tâm đến đấu giá tải sản có giá trị lớn, khó định giá hay tài sản dạng "phi vật thể" như: quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng… Việc đấu giá tài sản này rất khác biệt, có nhiều bất cập cần nghiên cứu bổ sung quy định chặt chẽ hơn. Đặc biệt là các hành vi nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản như đấu giá quyền sử dụng đất... 

Đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, tình trạng người tham gia đấu giá không đủ năng lực tài chính đang là phổ biến.

Trong Luật đấu giá tài sản hiện hành, Khoản 5 Điều 9 quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia đấu giá tài sản không có quy định xác định nguồn lực tài chính của người tham gia đấu giá. Việc này dẫn đến tình trạng lợi dụng đấu giá làm rối loạn thị trường đất đai hay “đấu giá hộ” do không đủ nguồn lực tài chính, nhiều trường hợp "dựa hoàn toàn" vào ngân hàng bảo lãnh. Hay trường hợp bỏ cọc xảy ra không dễ thu tiền cọc. Hay trúng đấu giá xong triển khai dự án trì trễ… Đây là vấn để rất nghiêm trọng đã xảy ra phổ biến, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất.

Trong thực tiễn đấu giá quyền sử dụng đất vừa qua, vấn đề vướng mắc nhất hiện nay cũng là lỗ hổng pháp lý lớn nhất là xác định năng lực tài chính  “vốn thực có” của người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Phát biểu giải trình làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành cho biết đã có 131 ý kiến thảo luận tại tổ và hội trường đều hầu hết nhất trí với việc sửa đổi luật nhằm giải quyết những vấn đề mới phát sinh  trên thực tế như liệt kê tài sản bảo đảm, trình tự thủ tục rút gọn, chế tài với người trúng đấu giá mà bỏ, đấu giá để cho thuê tài sản…Bộ trưởng cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu kĩ lưỡng.

Chính phủ đặt vấn đề sửa đổi luật lần này trong bối cảnh pháp luật đấu giá hiện hành đang hoạt động bình thường. Qua tổng kết thi hành 5 năm qua đấu giá khoảng 200.000 cuộc đấu giá với trên 90% là tài sản công, trong khi thông lệ quốc tế chủ yếu là đấu giá tài sản tư. Số liệu hiện hành cho thấy đấu giá đang hoạt động bình thường. Trong lần sửa đổi lần này nhằm cập nhật các quy định của pháp luật hiện hành, bổ sung quy trình bán đấu giá đặc biệt đối với tài sản đặc thù như hạ tầng giao thông vận tải, quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản, tần số vô tuyến điện. Thực tế phát sinh một số vấn đề thực tế cần phải được xử lý. Hướng đến coi đấu giá là nghề chuyên nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường. 

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng giải trình một số nội dung cụ thể về trình tự thủ tục nhằm hạn chế thông đồng, dìm giá, quân xanh – quân đỏ, thì dự thảo cố gắng công khai, minh bạch các quy trình thủ tục, kéo dài thời hạn cần thiết, quy định chặt chẽ hơn về hồ sơ, quy trình xét duyệt…và các quy định về điều kiện tham gia đấu giá, tiền đặt trước theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Luật Đấu giá là luật hình thức, còn các quy định về giá khởi điểm hay xử lý thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

Về chế tài với người bỏ cọc sẽ nghiên cứu làm sâu sắc hơn nữa, góp ý hoàn thiện các quy định chuyên ngành. Bộ trưởng cho biết thêm, để thực hiện ngay tình thì còn nhiều yêu tố liên quan từ quy định chặt chẽ của pháp luật còn có đạo đức kinh doanh, đạo đức hành nghề, trách nhiệm người quản lý.

Bên cạnh đó, Ban soạn thảo quy định theo hướng cố gắng nâng tính chuyên nghiệp của tổ chức hành nghề và các đấu giá viên.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thông báo kết quả làm việc cuộc họp lãnh đạo chủ chốt

Xây dựng Đảng - Chính quyền  |  18:27 18/05/2024

10 giờ, thứ Bảy, ngày 18/5/2024, tại Văn phòng Trung ương Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt.

Liên hoan Tuyên truyền lưu động tỉnh Hà Nam năm 2024

Văn hóa  |  14:28 18/05/2024

Sáng 18/5, tại Nhà Văn hóa trung tâm thị xã Duy Tiên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp với UBND thị xã Duy Tiên tổ chức Liên hoan Tuyên truyền lưu động tỉnh Hà Nam năm 2024 với chủ đề “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tham gia Liên hoan có gần 200 tuyên truyền viên đến từ 6 đội tuyên truyền lưu động các huyện, thị xã, thành phố.

Khởi động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Sức trẻ Hà Nam  |  13:49 18/05/2024

Sáng 18/5, tại Trường THCS An Lão (huyện Bình Lục), Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Bình Lục tổ chức Chương trình Khởi động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) hè 2024.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

DANH MỤC