Nghiên cứu mới nhất của cơ quan thuộc Liên hợp quốc này đánh giá tác động tiềm tàng của AI và các nền tảng khác đối với chất lượng và khối lượng công việc của người lao động. Kết quả cho thấy hầu hết các công việc và ngành công nghiệp chỉ ứng dụng một phần công nghệ tự động hóa. Theo ILO, tác động lớn nhất của công nghệ AI tạo sinh "không phải là xóa sổ công việc mà có tiềm năng cải thiện chất lượng lao động, điển hình là cường độ làm việc và tính tự chủ trong công việc”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng của AI đối với từng ngành nghề, khu vực là khác nhau, trong đó các công việc do nữ giới đảm nhiệm sẽ chịu tác động nhiều hơn so với các công việc còn lại.
Trong số này, công việc văn thư là nhóm chịu tác động lớn nhất khi gần 25% và 50% khối lượng việc làm lần lượt có mức tiếp xúc cao và trung bình với công nghệ. Các nhóm nghề nghiệp khác, bao gồm quản lý và kỹ thuật viên, chỉ có một phần nhỏ tiếp xúc cao và 25% tiếp xúc trung bình với công nghệ.
Bên cạnh đó, quốc gia có thu nhập cao chịu tác động mạnh nhất từ công nghệ tự động hóa. Nguyên nhân do văn thư và các công việc bán chuyên nghiệp giữ vai trò quan trọng trên thị trường lao động. Cụ thể, 5,5% số việc làm ở các nước kể trên chịu ảnh hưởng từ AI tạo sinh, trong khi con số này là 0,4% ở các quốc gia có thu nhập thấp. Đáng chú ý, do phụ nữ thường đảm nhiệm vị trí văn thư, đặc biệt ở các nước có thu nhập cao và trung bình, nên đây là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều hơn gấp hai lần so với nam giới.
Tuy nhiên, ILO cũng cảnh báo làn sóng công nghệ mới có thể gia tăng cường độ và giới hạn quyền tự quyết của người lao động. Vì vậy, các quốc gia cần xây dựng chính sách hỗ trợ quá trình chuyển đổi “công bằng, trật tự và có tham vấn”. Trong bối cảnh tiềm năng phát triển ở các quốc gia là như nhau, báo cáo nhấn mạnh cần có chính sách đúng đắn điều chỉnh làn sóng kể trên, mang đến lợi ích quan trọng cho các nước đang phát triển.
Ngay từ đầu năm, những thông điệp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết cho quyết tâm đổi mới, nỗ lực hành động quyết liệt, tạo điểm tựa thể chế để có thể đẩy mạnh thế và lực của cả đất nước.
Chiều 9/1, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) thành phố Phủ Lý tổ chức hội nghị bàn giao chức danh Chỉ huy trưởng Ban CHQS thành phố. Dự, chỉ đạo hội nghị có các đồng chí: Đại tá Trịnh Hồng Phong, Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Đào Đình Tùng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự thành phố; lãnh đạo UBND thành phố.
Chiều 9/1, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh tiếp tục chương trình hội nghị cho ý kiến, chủ trương các nội dung theo thẩm quyền. Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh; đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội tỉnh; bí thư, phó bí thư các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc; thành viên Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI...
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.