Trả lời độc giả về việc có nên ở lại các đảo du lịch khi bão đổ bộ, có nhiều ý kiến trái chiều. Mỗi ý kiến đều có cơ sở trong những trường hợp nhất định.
Theo đó, anh Việt Hùng, giám đốc một công ty du lịch, cho hay các trường hợp tour du lịch gặp bão đều đã được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa hai bên về các điều kiện liên quan đến thiên tai.
"Các tour chưa khởi hành sẽ thỏa thuận chuyển sang thời gian khác, hoặc điều chỉnh lịch trình phù hợp. Trường hợp phát sinh chi phí, khách hàng sẽ chi trả. Trường hợp đang trong tour thì hủy các hành trình tham quan ngoài trời, đưa khách về nơi lưu trú và chờ thông tin cập nhật từ cơ quan chức năng ở địa phương", anh Hùng nói.
Anh Hùng cũng cho biết thêm, thông thường nếu gặp bão trong chuyến du lịch, du khách sẽ rất hoảng loạn, đưa ra rất nhiều yêu cầu với công ty du lịch, rất nhiều người đòi về đất liền sớm. "Chẳng hạn với chặng Cô Tô, chỉ có duy nhất một phương tiện là tàu cao tốc, nếu dự báo bão sớm mà tàu vẫn chạy, khách muốn về thì còn phải xem có mua được vé hay không". Tuy nhiên, đa phần các tour du lịch sẽ khuyên du khách ở tại chỗ theo lịch trình. Trường hợp khách kiên quyết thì sẽ yêu cầu ký biên bản cam kết tự chịu trách nhiệm.
Anh Quý Đoàn, một du khách từng bị kẹt ở đảo Cô Tô (Quảng Ninh) trong trận bão lớn cuối tháng 7/2015 cho hay, điều quan trọng nhất là cần giữ bình tĩnh. "Người dân trên đảo sống được thì mình sống được".
Anh Đoàn cho hay thường bão trên biển có dự báo trước, nhưng bão chưa đổ bộ, biển đã động, các tàu phải ngừng chạy sớm. Bão đổ bộ thường rất nhanh, nhưng hoàn lưu gây mưa nhiều ngày sau đó. Tùy cơn bão và địa điểm đổ bộ, sau 2-3 ngày tàu sẽ hoạt động trở lại.
"Tôi bị kẹt lâu hơn vì trời mưa to, gần một tuần tàu dân sự không hoạt động được nên tàu quân sự đã ra đảo đón khách du lịch về đất liền. Mọi người nên yên tâm là kiểu gì cũng sẽ được đưa về đất liền an toàn", anh Đoàn cho hay.
Một trong những điều anh Đoàn khuyên du khách bị kẹt vì mưa bão, ngoài việc bình tĩnh, tốt nhất nên tự chủ động lo chuyện ăn uống. Nhiều người cùng kẹt trên một hòn đảo du lịch sẽ dễ nảy sinh bức xúc giữa khách và cơ sở lưu trú. Mưa bão khiến các nhà hàng, khách sạn khó đáp ứng được điều kiện phục vụ như bình thường, thiếu đồ ăn uống và nhiều thứ khác. Du khách khi đang lo lắng cũng thường đòi hỏi nhiều, khó kiềm chế cảm xúc, gây ra những chuyện không hay.
Thiên tai là chuyện khó đoán trước, nhưng nếu chủ động, ai cũng có thể bình tĩnh vượt qua giai đoạn khó khăn. "Càng hoảng loạn, bằng mọi cách phải về đất liền càng sớm càng tốt, càng khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn, thậm chí còn gây ra nguy hiểm cho bản thân", chị Lan Hương, một du khách bị kẹt ở Phú Quốc ba ngày hè 2022, khuyên.
Sáng 23/12, tại Nhà Văn hóa thị xã Duy Tiên, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Khai mạc Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học tỉnh Hà Nam, năm học 2024-2025.
Sáng 23/12, Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động cho thành viên ban công tác mặt trận và nhóm nòng cốt tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật trên địa bàn tỉnh về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở cơ sở.
Sáng 23/12, Huyện ủy Kim Bảng tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng; công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) và kỷ luật của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Trần Thị Ngân, Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.