Ông Trần Quế Chi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Ba Sao. Vùng quê này với ông thủa nhỏ chỉ có ba thôn vài chục nóc nhà. Thôn Cốc lọt thỏm trong thung lũng, cây cối um tùm. Thôn Tam Chúc chơi vơi giữa đầm lầy lau sậy như một ốc đảo. Thôn Vồng heo hắt mươi nhà trên gò đất sát chân núi đá vôi gần một cái hang đá to gọi là hang Vồng. Vì thế, mỗi lần được về quê ngoại (thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn) nằm bên kia sông Đáy là một niềm vui sướng với ông. Ông nhớ lại: Bà ngoại lưng hơi còng, đi đôi guốc mộc bằng gỗ xoan. Đôi mắt ngoại ánh lên niềm vui sướng và phấn khởi không thể tả nổi khi thấy mẹ con chúng tôi về thăm. Tôi không thể nào quên được ánh mắt ấy tuy đã quá nửa thế kỷ. Bây giờ mình mới hiểu đó chính là tình cảm gia đình, tình mẫu tử và cao hơn thế là giá trị truyền thống tốt đẹp của nhiều gia đình Việt. Từ hình ảnh bà ngoại, ông nhớ đến người mẹ hiền từ, trọn đạo làm dâu, làm mẹ. Gia đình ông là gia đình “tứ đại đồng đường” luôn hiếu kính, hòa thuận và coi trọng nền nếp gia phong.
Tâm sự về việc tham gia cuộc thi, ông Trần Quế Chi bộc bạch: Xã hội phát triển đến đâu, đi kèm với nó có nhiều thay đổi về cuộc sống cá nhân cũng như gia đình, cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, dù thay đổi thế nào thì truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đạo hiếu, nhớ về cội nguồn... vẫn phải được duy trì và phát huy. Truyền thống gia đình Việt “lá lành đùm lá rách”; “thương người như thể thương thân”, vẫn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Nếp nhà gia giáo chính là từng tế bào của xã hội khỏe mạnh, là bản sắc văn hóa, là sức mạnh dân tộc. Dân tộc nào đánh mất bản sắc văn hóa thì dân tộc ấy sớm muộn sẽ bị tiêu vong. Gia đình nào không giữ được nền nếp gia phong, truyền thống tốt đẹp thì gia đình ấy sẽ không là gia đình tốt được. Nhân Ngày gia đình Việt Nam năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Ngày gia đình Việt Nam là một việc làm kịp thời và đúng lúc; chúng tôi rất phấn khởi và tích cực hưởng ứng. Tôi nhớ có một nhà văn hóa nước ngoài từng nói: “Một đứa con bất hiếu với gia đình là đứa con hư với Tổ quốc”. Ước mong nhà nhà bình an để xã hội ta luôn luôn hạnh phúc.
Còn với tôi, đọc những bài dự thi của ông, tôi tâm đắc với những chia sẻ của ông trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Đó là các thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng và yêu thương nhau; người trên phải mẫu mực bao dung, đại lượng, vị tha; người dưới phải kính trọng, lễ phép, biết thông cảm chia sẻ công việc nhà, khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và lời chỉ bảo dạy dỗ của các bậc sinh thành. Dù là người cùng gia đình thì cần tôn trọng tính độc lập và tự do cá nhân nên tài chính cần rõ ràng minh bạch; đối với thành viên đi làm có thu nhập phải có trách nhiệm đóng góp chung cho sinh hoạt hằng ngày. Có như vậy mới bảo đảm duy trì cuộc sống êm ấm trong gia đình. Đối với cuộc sống vợ chồng luôn dành cho gia đình mọi thứ nhiều nhất có thể, quan tâm chăm sóc lẫn nhau dù chỉ một lời động viên đúng lúc.
Hy vọng những chia sẻ của ông sẽ góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, con người Việt Nam và những kinh nghiệm trong xây dựng gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng.
Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh hiện có hơn 46.000 hội viên, sinh hoạt ở 166 tổ chức cơ sở hội, 721 chi hội. Ngoài ra, toàn tỉnh đã vận động được gần 30.000 cựu quân nhân tham gia sinh hoạt tại 731 câu lạc bộ, ban liên lạc ở các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng đông đảo, có uy tín, tâm huyết, gương mẫu trong tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua; xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền và nhân dân.
Những đặc trưng công nghệ quân sự Việt Nam góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược được kế thừa từ hàng nghìn năm của dân tộc. Việt Nam có “mặt tiền” trông ra Biển Đông, là nơi dừng chân qua lại giữa hai đại dương lớn của thế giới là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vừa có điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu các nền văn minh trên thế giới, nhưng cũng là tâm điểm “nhòm ngó” của các thế lực bành trướng, xâm lược. Do trải qua nhiều thế kỷ chống kẻ thù xâm lược nên người Việt đã sớm biết chế tạo và sử dụng vũ khí để đánh giặc.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.