Chuyển đổi số

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ hiện đã và đang được chính quyền cùng các cơ quan chức năng ở thành phố Phủ Lý chỉ đạo, hướng dẫn triển khai rộng khắp, với nhiều mô hình hiệu quả trên cả 5 nhóm tiện ích của đề án. Trong đó, mô hình tự động hóa trung tâm hành chính công thông qua ứng dụng tương tác kiosk là một trong số các mô hình đang phát huy hiệu quả thuộc nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến, ghi nhận sự hài lòng, đánh giá cao từ phía người dân.

Chương trình hỗ trợ diễn ra trong 2 ngày: Ngày 12/3 đối với quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; ngày 14/3 đối với quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Ngày nay, việc sử dụng chữ ký số được xem là giải pháp công nghệ thông minh và tiện ích, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện ký số khi nộp hồ sơ trực tuyến và các giao dịch khác trên môi trường điện tử. Theo đó, tỉnh Hà Nam tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu về lợi ích, vai trò của việc ứng dụng chữ ký số trong thực hiện cải cách hành chính, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trên địa bàn.

Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Mặc dù thực tế quá trình triển khai còn gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng những kết quả, thành công bước đầu đạt được tại TTHTCĐ các phường, xã trên địa bàn thành phố Phủ Lý không chỉ chứng tỏ tiềm năng lớn, chứng minh sự đúng đắn về chủ trương chỉ đạo, tổ chức tiến hành chuyển đổi số mà còn tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ này trong thời gian tới.

Giai đoạn 2021-2023, Chỉ số thương mại điện tử (TMĐT) của tỉnh Hà Nam luôn thuộc nhóm trung bình của cả nước. Năm 2023, với tổng số 17,8 điểm, Chỉ số TMĐT của tỉnh xếp vị trí thứ 24/63 tỉnh, thành phố. Mặc dù thứ hạng đạt khá trong bảng xếp hạng chỉ số TMĐT và đã có sự cải thiện mạnh mẽ so với giai đoạn trước nhưng năm 2023, Chỉ số TMĐT của Hà Nam vẫn giảm lần lượt là 1 bậc và 3 bậc so với năm 2022 và 2021. Theo đó, tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để thúc đẩy hoạt động TMĐT phát triển, nâng cao thứ hạng Chỉ số TMĐT trong năm 2024 và 2025.

Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 02/2024, Kiosk đăng ký khám bệnh tự động sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp và nhận diện khuôn mặt tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Liêm đã giúp người bệnh thuận tiện trong việc đăng ký khám bệnh, rút ngắn thời gian, giảm các thủ tục hành chính, đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Đây là một trong 44 mô hình thuộc Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ được triển khai hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 9/CT-TTg ngày 23/2 yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Chuyển đổi số (CĐS) đã và đang là yêu cầu tất yếu. Những năm qua, đặc biệt là năm 2022 - 2023 huyện Bình Lục đã tập trung nguồn lực đẩy mạnh CĐS, xây dựng môi trường số hóa. Qua đó đã mang lại những chuyển biến tích cực trong tất cả các lĩnh vực như điều hành của chính quyền, cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC), phát triển kinh tế - xã hội,… Dù còn không ít tồn tại, khó khăn, nhưng cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đã và đang tiếp tục có các giải pháp tháo gỡ, hướng đến mục tiêu xây dựng “chính quyền số”, “kinh tế số”, “xã hội số”, xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, NTM thông minh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/2/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo.

Nhận diện rõ xu hướng tiêu dùng cũng như những lợi ích to lớn của chuyển đổi số (CĐS) đối với sự phát triển bền vững của ngành thương mại, dịch vụ (TM, DV), các sở, ngành trong tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp đột phá để tăng tốc, thúc đẩy CĐS trong hoạt động TM, DV. Nắm bắt cơ hội, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng từng bước ứng dụng CĐS vào công tác quản lý, bán hàng, từng bước tạo nên diện mạo mới trong lĩnh vực TM, DV, phổ biến là việc xây dựng website để thông tin, quảng bá sản phẩm, tham gia cung ứng các sản phẩm, hàng hóa trên mạng internet; gắn mã QR sản phẩm; thanh toán bằng thẻ và ví điện tử; thanh toán trực tuyến; ứng dụng phần mềm kế toán, bán hàng; sử dụng hóa đơn điện tử, chữ ký số...

Thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty Điện lực miền Bắc về chuyển đổi số, Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) đã triển khai kế hoạch, thực hiện chuyển đổi số trên các mặt hoạt động quản lý kỹ thuật, sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong giai đoạn 2021-2023, PC Hà Nam thực hiện đồng bộ công tác số hóa dữ liệu đầu vào, số hóa quy trình trên các lĩnh vực, trong đó tập trung công tác triển khai hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, tự động hóa.

Sáng 1/2, UBND thành phố Phủ Lý tổ chức sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 trên địa bàn thành phố. Đồng chí Nguyễn Đức Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố dự hội nghị.

Theo danh mục nền tảng số quốc gia lần 2 mới được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành để thay thế cho danh mục công bố lần 1, có 4 nền tảng được bổ sung gồm: Hóa đơn điện tử, bảo hiểm xã hội số, cảng biển số và cửa khẩu số.

Nhằm đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) của Chính phủ, đồng thời, đưa các ứng dụng, tiện ích của Đề án vào đời sống một cách thiết thực, nhanh chóng, thuận lợi, góp phần nâng cao nhận thức và sự đồng tình ủng hộ của người dân, Tổ công tác Đề án 06 huyện Bình Lục đã triển khai xây dựng các mô hình điểm bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”.

Chiều ngày 17/1, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam phối hợp với Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam (VNPT) tổ chức Hội nghị chuyển đổi số doanh nghiệp tỉnh Hà Nam. Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông Việt Nam. Hội nghị có sự tham dự của gần 400 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu khách quan, diễn ra trên mọi mặt của đời sống xã hội; là giải pháp có tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Để chuyển đổi số được triển khai rộng khắp, đạt hiệu quả tích cực, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về công tác xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số… là rất quan trọng. Thời gian qua, Hà Nam đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đa dạng… góp phần nâng cao nhận thức, năng lực số cũng như sự chủ động tham gia quá trình chuyển đổi số của cán bộ, đảng viên, nhân dân.

Trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, việc người cao tuổi nhanh nhạy, nắm bắt các kỹ năng, kiến thức để sử dụng công nghệ số là rất cần thiết, giúp ích nhiều trong cuộc sống và công việc hằng ngày, góp phần tích cực trong quá trình chuyển đổi số.

Chiều 10/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 02 năm triển khai, thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), triển khai phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh chủ trì hội nghị.

Ngày 6/1, tại Bắc Ninh, Hội Thể thao Điện tử Giải trí Việt Nam (VIRESA) phối hợp với Ủy ban Olympic Việt Nam, Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh và các đối tác tổ chức khai mạc Giải đấu toàn quốc Thể thao điện tử và Thể chất số năm 2024.

Để phát triển nguồn nhân lực số phục vụ công cuộc chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn, thời gian qua, huyện Thanh Liêm đã thành lập và duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng. Tại các khu dân cư, thành viên của tổ công nghệ số cộng đồng đang phát huy vai trò chủ chốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống, từ đó góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến trình CĐS tại địa phương.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy