Kinh tế

Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 06/2024 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024/BGTVT đường bộ cao tốc. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2024.

Ổ dịch tả lợn châu Phi mới xuất hiện tại hộ ông Nguyễn Văn Tuynh, xóm 3, thôn Thượng Văn, xã Yên Nam (thị xã Duy Tiên).

Theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Phủ Lý đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1296/QĐ-UBND ngày 24/6/2022, thành phố phấn đấu đến năm 2030, đạt tiêu chí đô thị loại I và là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Để sớm hoàn thành mục tiêu trên, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thành phố tập trung xây dựng các dự án giao thông trọng điểm kết nối các phân khu chức năng, tạo động lực phát triển không gian đô thị, hướng tới đẩy mạnh phát triển dịch vụ thương mại, thúc đẩy kinh tế trong vùng tăng trưởng.

Thị xã Duy Tiên hiện có tổng số 4.800 ha đất nông nghiệp, gồm: 3.250 ha đất lúa, 800 ha đất nuôi thủy sản, còn lại là diện tích trồng rau màu, cây ăn quả… Sản xuất nông nghiệp của thị xã đang phát triển theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường sinh thái. Đồng thời, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực phù hợp với tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là các sản phẩm du lịch nông thôn.

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ (TMDV), trọng tâm là du lịch và logistics tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết số 12), thị xã Duy Tiên đã và đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp từng bước tăng tỷ trọng ngành TMDV, qua đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Bộ Công Thương vừa có Công văn số 2086/BCT-TTTN gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị báo cáo thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.

Là địa phương không có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế; đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ; nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) hằng năm trên địa bàn của huyện Bình Lục chủ yếu trông vào nguồn thu tiền sử dụng đất (chiếm trên 80% tổng nguồn thu NSNN). Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, giá cả một số mặt hàng đầu vào tăng cao, đơn hàng của các doanh nghiệp giảm; thị trường bất động sản (BĐS) vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan... để hoàn thành kế hoạch thu NSNN năm 2024, ngay từ những tháng đầu năm, Bình Lục đã dồn lực triển khai đồng loạt nhiều giải pháp nhằm “khơi thông” các nguồn thu NSNN trên địa bàn. 

Với nhiều ưu điểm: giúp giải phóng sức lao động, giảm chi phí vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), nâng cao năng suất; hạn chế tình trạng lúa cỏ... nên những năm qua, diện tích cấy lúa bằng máy trên địa bàn tỉnh không ngừng được mở rộng. Nếu như năm 2021 diện tích cấy máy toàn tỉnh mới đạt 1.252 ha (đạt 75,9% so với kế hoạch), chiếm 2,2% diện tích gieo cấy thì đến năm 2022 đạt 4.654,5ha (đạt 145,4% so với kế hoạch), chiếm 8,1% diện tích gieo cấy. Năm 2023, diện tích cấy máy toàn tỉnh đạt 9.644 ha (đạt 192,9% so với kế hoạch), chiếm 16,8% diện tích gieo cấy. Vụ xuân năm 2024 diện tích cấy bằng máy đạt 5.837,3 ha, đạt 108,2% kế hoạch.

Ngày 29/3, tại Ninh Bình, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức hội nghị phát động Tháng hành động vì Hợp tác xã của hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam năm 2024, với chủ đề “Vì sự phát triển bền vững của hợp tác xã”.

Những năm gần đây, kinh tế của người dân xã An Ninh (Bình Lục) tăng lên đáng kể. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người tại xã đạt 67,6 triệu đồng, tăng hơn 3 triệu đồng so với năm 2021. Qua đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo đa chiều của xã còn 0,94%, đời sống vật chất của người dân được nâng lên. Theo ông Phạm Trọng Tâm, Chủ tịch UBND xã An Ninh, địa phương luôn quan tâm nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Nhiều giải pháp đồng bộ được triển khai giúp thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, xã tập trung khai thác và phát huy thế mạnh đồng đất, lao động, vị trí địa lý của địa phương…

Ngày 29/3, Đoàn xúc tiến đầu tư của tỉnh do đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc với Tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Tokyo, Tập đoàn Itochu. Tiếp và làm việc với đoàn có ông Nakanishi - Chủ tịch Tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Tokyo; đại diện lãnh đạoTập đoàn Itochu. Đây là ngày làm việc cuối cùng của Đoàn trong chương trình xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản lần này.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định 538/QĐ-NHNN phê duyệt Nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2024.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng năm 2023, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định. Kỳ vọng về sự phục hồi, tăng trưởng mới trong năm 2024, các doanh nghiệp trong tỉnh đã xây dựng chiến lược kinh doanh mới với những giải pháp căn cơ và mục tiêu tăng trưởng doanh thu đạt cao so với năm 2023. Theo đó, sản xuất công nghiệp của tỉnh trong những tháng đầu năm 2024 vẫn đang duy trì đà tăng trưởng khá. Tốc độ sản xuất được đẩy mạnh, đáp ứng kịp thời lượng hàng hóa theo các đơn đặt hàng.

Sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ ngày 28/3, mỗi lít xăng RON95-III tăng 532 đồng/lít, lên mức 24.816 đồng/lít, các loại dầu được điều chỉnh tăng - giảm đan xen.

Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, sáng 28/3, đồng chí Lê Thị Thuỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Sáng 28/3, UBND thành phố Phủ Lý tổ chức Hội nghị công bố Quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, tổ công tác giúp việc Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) và triển khai Kế hoạch thực hiện công tác GPMB dự án Đầu tư xây dựng khu đô thị Đại học Nam Cao, địa phận thành phố Phủ Lý.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương và  UBND tỉnh về việc tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu, thời gian qua, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ lĩnh vực hoạt động kinh doanh này. Qua đó, đã kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 26/3/2024 về việc tăng cường các biện pháp quản lý mặt hàng xăng dầu, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển mạnh mẽ về số lượng, quy mô, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại, dịch vụ của tỉnh. Để có được kết quả đó, thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phải kể đến việc xây dựng, hoàn thiện nền tảng hạ tầng, đáp ứng nhu cầu phát triển của TMĐT trên địa bàn.

Xã Phú Phúc (Lý Nhân) đang tổ chức giải tỏa triệt để trong hành lang bảo vệ 4,51 km đê sông Hồng chạy qua địa bàn.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy