Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước

Nhằm nâng cao nguồn thu ngân sách từ đất, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tập trung quy hoạch khu dân cư, giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ). Tuy nhiên, so với cùng kỳ những năm trước, trong 5 tháng đầu năm 2024 thu tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng. Để bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước trong nửa cuối năm 2024, các ngành chức năng, địa phương tiếp tục rà soát các dự án, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng giá khởi điểm để đấu giá QSDĐ, phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao.

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nướcTheo kế hoạch, giai đoạn 2021 – 2025 toàn tỉnh phấn đấu GPMB khoảng 6.723 ha phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong số trên có nhiều diện tích GPMB để thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn và phục vụ cho đấu giá QSDĐ, hướng tới nâng cao nguồn thu ngân sách từ đất.

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước
Đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp các nhà đầu tư Nhật Bản.

Tại thành phố Phủ Lý đã và đang chuẩn bị triển khai GPMB tổ hợp xây dựng các hạng mục: Công viên chủ đề kết hợp nhà ở 26ha, Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang 176ha; Khu đô thị Thời đại và Đổi mới sáng tạo hơn 202ha. Dự án hướng đến góp phần tạo động lực để Hà Nam nâng cao nguồn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất và hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt trên 60%, ngành dịch vụ chiếm 26% cơ cấu kinh tế. Hiện nay, thành phố Phủ Lý đang chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất phối hợp với các xã, phường tập trung GPMB cho dự án.

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nướcÔng Nguyễn Hữu Thọ, Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý cho biết: Tính đến thời điểm này, Dự án Khu đô thị Thời đại và Đổi mới sáng tạo đang triển khai GPMB ở các xã Tiên Tân, Tiên Hiệp, phường Quang Trung, phường Lam Hạ; có 949 hộ dân đã công khai phương án, trong đó đã trả tiền đền bù cho 734 hộ, tương đương với hơn 470.770 m2, đạt tỷ lệ hơn 50% đất nông nghiệp. Xác định đây là một trong những dự án quan trọng của tỉnh, trong thời gian tới Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Phủ Lý tiếp tục phối hợp tới các phường, xã tập trung tuyên truyền, vận động và tổ chức GPMB những vị trí đã được quy hoạch thực hiện dự án để nhanh chóng bàn giao cho nhà đầu tư theo đúng quy định.

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước
Cán bộ địa chính xã Thanh Nghị (Thanh Liêm) kiểm tra Giấy CNQSDĐNN cho các hộ dân.

Ngoài tổ hợp trên, thành phố Phủ Lý cũng đang tập trung GPMB xây dựng các khu đấu giá QSDĐ và GPMB khu đất ở phường Lương Khánh Thiện để thu hút đầu tư. Theo ông Đỗ Hoàng Hải, Chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý, năm 2024 thành phố Phủ Lý phấn đấu thu tiền sử dụng đất đạt khoảng 2.200 tỷ đồng.

Để hoàn thành mục tiêu trên, thành phố tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác GPMB; đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục về bồi thường GPMB, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất bảo đảm kịp thời, sát với thực tế địa phương và đúng với quy định của pháp luật. Qua đánh giá của các địa phương cho thấy, công tác bồi thường GPMB trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ, đáp ứng yêu cầu về thời gian, diện tích, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và tạo được nguồn thu ngân sách cho địa phương.
Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nướcCùng với thành phố Phủ Lý, các địa phương trong tỉnh cũng đang tập trung GPMB để thu hút đầu tư và xây dựng các khu đấu giá QSDĐ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai GPMB, một số dự án còn chậm về tiến độ, kéo dài nhiều năm, dẫn tới phải áp cơ chế, chính sách bồi thường khác nhau làm phát sinh chi phí, lãng phí nguồn lực đất đai. Tại một số dự án, việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư còn chưa thực hiện nghiêm, thiếu trình tự theo quy định; phương án bồi thường phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, tạo tâm lý không tốt cho người bị thu hồi đất; kinh phí bố trí cho công tác GPMB chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; việc quyết toán kinh phí GPMB ở một số dự án còn kéo dài, chưa dứt điểm. Nguyên nhân, do cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa sâu sát trong việc lãnh đạo, chỉ đạo bồi thường cây trồng, vật nuôi, bồi thường, GPMB; có xã, phường, thị trấn coi công tác GPMB là nhiệm vụ của chủ đầu tư, trung tâm phát triển quỹ đất nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết những vướng mắc phát sinh. Hơn nữa, chính sách pháp luật về đất đai có nhiều thay đổi, trong đó quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (đặc biệt là việc xác định giá đất để bồi thường, chính sách hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp) liên tục có nhiều thay đổi qua các năm gần đây theo hướng càng ngày càng có lợi hơn cho người dân nên có sự so bì giữa người bị thu hồi đất.
Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nướcTrong công tác thu hồi GPMB, nhận thức của một bộ phận người dân về chính sách pháp luật đất đai, về bồi thường GPMB còn hạn chế nên hay kiến nghị, khiếu nại, chậm trễ bàn giao mặt bằng. Hồ sơ địa chính qua các thời kỳ ở một số địa phương chưa đầy đủ, thiếu sót, bất cập giữa hồ sơ quản lý và thực tế sử dụng đất. Đơn giá bồi thường cùng một loại đất song ở thành phố Hà Nội trả một giá, tỉnh ta trả một giá nên rất khó khăn khi thu hồi đất ở vùng giáp ranh. Đây cũng là những khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ GPMB, xây dựng các khu đấu giá QSDĐ; GPMB để thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn... ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách từ đất.

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước
Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích tốt trong việc nộp ngân sách Nhà nước.

Theo tổng hợp của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp) trong 5 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh đã tổ chức 9 đợt đấu giá QSDĐ ở các xã gồm: Thanh Tân, Liêm Chung, Bình Nghĩa, Nhật Tân, Đức Lý, Nhân Khang, Thanh Hương với tổng số 146 lô đất (diện tích 14.712 m2), có giá khởi điểm hơn 124 tỷ đồng. Sau khi đấu giá  được hơn 161 tỷ 676 triệu đồng (giá chênh lệch tăng hơn 36 tỷ 864 triệu đồng). Nhiều xã nhờ bám sát nhu cầu của thị trường, nhanh chóng xây dựng khu đấu giá QSDĐ, nâng cao nguồn thu ngân sách cho địa phương. Điển hình như xã Bình Nghĩa (Bình Lục) từ đầu năm đến nay cho đấu giá QSDĐ 2 đợt với 77 lô có diện tích gần 7.000 m2, thu về ngân sách hơn 77 tỷ đồng. Ông Phạm Quang Thắng, Chủ tịch UBND xã Bình Nghĩa cho biết: Mục tiêu nâng cao nguồn thu ngân sách xã, trả nợ công và tiếp tục đầu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh, xã Bình Nghĩa đã quy hoạch khu dân cư ngay gần trung tâm xã. Đây là khu vực có vị trí thuận lợi về giao thông, gần đường nối 2 cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình nên được nhiều người dân quan tâm đấu giá QSDĐ. Kết quả, bình quân các lô đất sau khi đấu giá tăng 1,2 đến 1,5 lần so với giá khởi điểm. Để có được kết quả này, xã Bình Nghĩa đã tiến hành rà soát kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, nắm bắt nhu cầu của thị trường, tổ chức xin cấp trên xây dựng khu dân cư. Công tác thi công dự án cũng được triển khai nhanh chóng và được thông báo rộng rãi tới nhiều người dân. Cách làm này đã thu hút được nhiều hộ dân tham gia đấu giá QSDĐ, góp phần nâng cao nguồn thu ngân sách nhà nước.

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước
Hoạt động nghiệp vụ của Cán bộ Chi cục Thuế các địa phương trong tỉnh.

Theo kinh nghiệm thực tế ở các địa phương cho thấy, muốn có quỹ đất sạch để đấu giá thì phải xây dựng và triển khai kế hoạch trước cả năm. Việc chọn vị trí phải gần các trục đường chính, thuận lợi về giao thông và lâu dài đất có tiềm năng sinh lời. Khi có thông báo địa điểm phải tổ chức họp dân, công khai dự án, tuyên truyền, vận động người dân nhanh chóng bàn giao mặt bằng xây dựng các khu dân cư mới. Quá trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các điểm đấu giá phải bảo đảm đồng bộ, kết nối hạ tầng trong khu vực để người dân làm nhà ở thuận lợi. Khu dân cư cũng được xây dựng hạ tầng đồng bộ (đường giao thông, điện lưới, hệ thống thoát nước...) để người dân có thể đến ở ngay khi trúng đấu giá.

Mặt khác, để nâng cao hiệu quả từ bán đấu giá QSDĐ, các cơ quan chuyên môn kết hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp) thực hiện các công tác chuẩn bị đúng quy trình, quy định. Trước mỗi đợt bán đấu giá, các đơn vị triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, thông báo rộng rãi, chi tiết đến đông đảo nhân dân qua phương tiện thông tin đại chúng. Với cách làm này khi triển khai đấu giá khu đất ở các xã đã thu hút được nhiều hộ dân tham gia đấu thầu, qua đó nâng cao mức thu nộp ngân sách.

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nướcTheo đánh giá của các ngành chức năng, so với các năm trước, trong 5 tháng đầu năm 2024 việc triển khai đấu giá QSDĐ gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, thị trường bất động sản trầm lắng. Trong thời điểm hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn rất hạn chế cho vay đầu tư kinh doanh BĐS do việc đầu tư nguồn vốn cho lĩnh vực BĐS có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều ngân hàng thương mại chỉ đầu tư vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại, cho các hộ dân vay vốn cải thiện cuộc sống, mua đất, xây nhà ở và không đầu tư cho vay kinh doanh BĐS. Cũng theo các chuyên gia kinh tế, khi tín dụng hạn chế đầu tư vào BĐS là góp phần kiểm soát lượng cung tiền vào thị trường BĐS so với thời gian trước và việc thu ngân sách từ tiền đất cũng giảm theo.Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nướcTrong năm 2024 toàn tỉnh phấn đấu thu ngân sách từ tiền sử dụng đất khoảng 5.700 tỷ đồng. Để đạt kết quả này, ngay từ năm 2023, các địa phương trong tỉnh đã bám sát vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, tập trung GPMB, xây dựng các khu dân cư, sớm tổ chức đấu giá QSDĐ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thu ngân sách từ đất các địa phương cũng gặp nhiều vướng mắc như: Một số dự án đầu tư chưa bảo đảm tiến độ thực hiện GPMB, việc triển khai đấu giá QSDĐ còn chậm, dẫn đến chậm tiến độ thu; tình hình thị trường BĐS gặp khó khăn do kinh tế đang trong giai đoạn trầm lắng, đặc biệt là khi thu hút vào các ngành nghề thương mại – du lịch gặp khó khăn. Những vướng mắc này cần sớm có giải pháp căn cơ, đồng bộ quyết liệt mới có thể hoàn thành nhiệm vụ thu tiền sử dụng đất hằng năm.

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước
Lãnh đạo Chi cục Hải quan Hà Nam trao đổi thông tin tại Hội nghị đối thoại của Cục Hải quan Hà Nam Ninh với doanh nghiệp chế xuất trên địa bàn.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Phó Giám đốc Sở Tài chính cho biết: Xác định chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước là chỉ tiêu pháp lệnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, giao nhiệm vụ phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách, đặc biệt là thu tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy muốn thu ngân sách từ tiền sử dụng đất đạt kết quả tốt đòi hỏi các địa phương phải có kế hoạch cụ thể, phù hợp với từng năm, đặc biệt là việc triển khai các bước từ xây dựng kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch dự án, GPMB, thi công công trình, quyết toán dự án... Thực hiện các bước trên mất rất nhiều thời gian và rất cần có sự vào cuộc phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của nhiều cấp, ngành. Đối với những địa phương đã và đang tích cực triển khai các bước, việc xây dựng các dự án cho đấu giá QSDĐ sẽ hoàn thành kế hoạch được giao. Ngược lại có nhiều địa phương chỉ cần làm chậm một hoặc vài bước, nhất là GPMB chậm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ đấu giá.

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp) tổng hợp các đơn vị trúng đấu giá QSDĐ.

Thực tế cho thấy, đối với các huyện, thị xã, thành phố khi tích cực kiểm tra, hướng dẫn, đốc thúc từng xã, phường, thị trấn sát sao trong quá trình thực hiện các quy trình, thủ tục, hồ sơ về đấu giá QSDĐ thì việc thu ngân sách từ đất sẽ cao. Cụ thể, trong năm 2024 huyện Thanh Liêm xây dựng kế hoạch thu ngân sách từ đất khoảng gần 1.500 tỷ đồng. Để hoàn thành kế hoạch trên, ngay từ đầu năm 2023, huyện chỉ đạo các xã, thị trấn nắm bắt nhu cầu thực tế của người dân, xây dựng các điểm dân cư mới, trình cấp trên xem xét bổ sung quy hoạch xây dựng các khu đấu giá QSDĐ. Theo nhận định, đầu năm nay việc đấu giá QSDĐ ở huyện Thanh Liêm có nhiều khả quan, huyện sẽ phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chỉ đạo điều hành của chính quyền và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác GPMB; rà soát, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đầy đủ, kịp thời sát với thực tế địa phương, đúng với pháp luật, làm cơ sở để thống nhất trên toàn tỉnh.

Bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước
Khu Shophouse, đường Lê Duẩn (TP.Phủ Lý).

Cùng với đó, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để động viên, khen thưởng kịp thời tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, GPMB. Đồng thời, thực hiện tốt công tác đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, nhằm ổn định và nâng cao đời sống cho người bị thu hồi đất; chủ động bố trí quỹ đất tái định cư, đầu tư xây dựng hạ tầng khu tái định cư đồng bộ, phù hợp phong tục tập quán và điều kiện kinh tế của người dân. Mặt khác, thực hiện tốt công tác trao đổi, trả lời những thắc mắc của các hộ dân trước, trong và quá trình triển khai thu hồi đất, GPMB. Với các ngành chức năng và địa phương, cần nhanh chóng hoàn thành các khu đấu giá QSDĐ, công bố giá đất; bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư... phấn đấu hoàn thành kế hoạch thu ngân sách từ tiền sử dụng đất.

Thực hiện: Trần Thoan
Thiết kế: Đức Huy

www.baohanam.com.vn

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy