Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Xây dựng đất nước đi đôi với bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) đã trở thành quy luật trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nắm vững, giải quyết và xử lý tốt mối quan hệ giữa xây dựng và BVTQ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra là một nhiệm vụ to lớn và hết sức nặng nề, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao với những giải pháp đồng bộ, thể hiện rõ trách nhiệm chính trị của mỗi chủ thể trong hệ thống chính trị nước ta.

Cuộc ra đi vào năm 1911 của Người đã trở thành dấu mốc đặc biệt quan trọng đối với lịch sử dân tộc; mang đến cho nhân dân Việt Nam ngọn cờ và khát vọng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Tham nhũng sinh ra và gắn liền với nhà nước. Đây là vấn đề có tính toàn cầu, không của riêng đất nước, quốc gia nào. Tuy nhiên, các đối tượng núp dưới nhãn hiệu “dân chủ, nhân quyền” luôn lợi dụng vấn đề tham nhũng và công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam để xuyên tạc, phá hoại niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Hơn lúc nào hết, việc nhận thức rõ và đấu tranh chống lại những âm mưu, thủ đoạn chống phá này là điều cần/ ấp thiết.

Kế thừa truyền thống dân tộc và những kết quả đạt được qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa...”[1]. Đây là luận điểm hết sức quan trọng, cần được các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị và toàn dân quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả trong thời gian tới.

Lợi dụng tình trạng tranh chấp, khiếu kiện vẫn xảy ra và diễn biến phức tạp, các đối tượng xấu lôi kéo, kích động người dân gây rối, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Trách nhiệm của mỗi người khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là phải tuân thủ pháp luật, đúng cả về nội dung và trình tự.

Càng gần đến ngày bầu cử, việc lợi dụng dân chủ, đòi “dân chủ” vô nguyên tắc trong bầu cử để chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 càng được các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị tiến hành ráo riết. Mỗi cử tri cần nhận rõ và đấu tranh thắng lợi với những âm mưu, thủ đoạn đó.

Vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung, đặc biệt là chủ quyền biển, đảo nói riêng là chủ đề được các thế lực thù địch đặc biệt yêu thích. Tất cả mọi sự kiện xảy ra trên vùng Biển Đông “nhạy cảm” đều là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng để xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước ta. Để làm thất bại âm mưu này cần có những nhận thức đúng đắn.

Cả hệ thống chính trị đang làm tốt công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tuy nhiên, giống như những lần bầu cử trước, các thế lực thù địch cũng tích cực hoạt động chống phá bầu cử. Đây là điều không mới nhưng vẫn cần nhận rõ để kiên quyết đập tan. 

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và mạng xã hội với những ưu việt đặc biệt trong việc kết nối mọi người đã được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng với thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp đặt ra yêu cầu chúng ta phải nâng cao khả năng phòng và chống.

Ngày 7/1, tại Hà Nội, Bộ Công an, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Việc lấy ý kiến góp ý của nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng được tiến hành thời gian qua là nhằm tập hợp, phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của người dân trong tham gia hoạch định đường lối, chủ trương lãnh đạo, quyết sách quan trọng của Đảng đối với đất nước và sự nghiệp cách mạng; góp phần nâng cao chất lượng dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.

Lâu nay, vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia được coi là “mảnh đất vàng” để các thế lực thù địch, bất mãn, cơ hội lợi dụng xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Bóc trần, phản bác và kiên trì đấu tranh với những âm mưu kiểu này chính là hành động thiết thực góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền hợp pháp, thiêng liêng của đất nước.

Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950 cần bảo đảm thiết thực, hiệu quả gắn với các phong trào thi đua yêu nước, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trong bối cảnh các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tung ra rất nhiều quan điểm, luận điệu, bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hòng gây nhiễu loạn về hệ tư tưởng, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mưu đồ “giải trừ ý thức hệ”, làm cho Đảng tan rã về ý thức hệ, từ đó tan rã về tổ chức, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chế độ ta, thì việc kiên quyết, kiên trì đấu tranh trên cơ sở nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện mới là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay.

Cách mạng Tháng Tám (CMT8) có giá trị vĩ đại không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà còn đối với nhân loại. Thế nhưng hiện nay, vẫn có thế lực từ bên ngoài với tâm địa đen tối, bằng những lập luận thiếu tử tế hòng xuyên tạc và phủ định giá trị của CMT8.

Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc này là vấn đề cấp thiết.

Trong thời đại ngày nay, báo chí cách mạng Việt Nam luôn ở tuyến đầu đấu tranh với những luận điệu sai trái, xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch. Mỗi tờ báo, mỗi người làm báo cách mạng đều cần nâng cao năng lực chiến đấu của mình trên mặt trận nóng bỏng này.

“Phản biện” hay “phản biện xã hội” là thuật ngữ quen thuộc trong môi trường dân chủ ngày nay. Hoạt động này ngày càng khẳng định là yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển đất nước.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy