Lễ hội

Năm 2023, để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về VH,TT&DL, Sở VH,TT&DL tiếp tục tăng cường công tác thanh tra hành chính và kiểm tra chuyên ngành đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ VH,TT&DL trên địa bàn tỉnh.

Hội làng Phương Lâm (xã Đồng Hóa, Kim Bảng) được tổ chức từ ngày mùng 9 đến hết ngày 14 tháng Giêng, chính hội là ngày 12. Hội làng được tổ chức tại đình làng, nơi thờ ngài Hoàng Đình Độ-một tướng quân của Lý Thường Kiệt, được tôn là Thành hoàng làng.

Sáng ngày 2/2, tức ngày 12 tháng Giêng năm Quý Mão, Ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương (xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân) phối hợp với UBND xã Trần Hưng Đạo tổ chức lễ rước nước truyền thống. Đây là một trong những nghi thức quan trọng của lễ phát lương Đức Thánh Trần xuân Quý Mão 2023.

Sáng 12 tháng Giêng, tức ngày 2/2/2023, tại Thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hội Xuân chùa Tam Chúc chính thức khai hội.

Thiết thực chào mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XXI, sáng 2/2, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh và các câu lạc bộ (CLB) thơ trong tỉnh đã tổ chức Ngày thơ Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Nhịp điệu mới”.

Chiều ngày 1/2, tức 11 tháng Giêng năm Quý Mão, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã về thăm chùa Tam Chúc, dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an nhân dịp đầu xuân năm mới và lễ hội chùa Tam Chúc năm 2023.

Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương vừa ký ban hành công văn số 46/VHCS-NSVH gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về lễ hội năm 2023.

Mùa xuân năm Quý Mão 2023, lần thứ 5 Lễ hội chùa Tam Chúc được khôi phục tổ chức, gọi là Hội xuân Tam Chúc với sự mong đợi của hàng vạn phật tử, du khách và nhân dân. Cho đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội được sẵn sàng.

Đã thành lệ, hằng năm, vào ngày mùng 10 tháng Giêng (âm lịch) tại ngôi đình đá cổ kính, linh thiêng, làng Nguyễn Trung, xã Liêm Phong (Thanh Liêm) lại tưng bừng mở hội.

Ngày mồng 6 tháng Giêng năm Quý Mão, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục long trọng Khai hội đình làng sau hai năm bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.

​Sáng 28/1 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), tại Sân Tịch điền (thôn Đọi Tín, xã Tiên Sơn), UBND thị xã Duy Tiên đã long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Tịch điền Đọi Sơn năm 2023.

Sự nghiệp của vua Lê Đại Hành vang danh sử sách, ngoài “phá Tống, bình Chiêm” ông còn thực thi nhiều chính sách, biện pháp tích cực trong phát triển nông nghiệp, mở mang giao thông thủy bộ. Bên cạnh việc thân chinh đi cày khuyến khích phát triển nông nghiệp, ông còn có nhiều cách thức thúc đẩy người dân khai hoang, xây dựng ruộng vườn và tích gọi “kim ngân điền” là một truyền thuyết.

Chiều 26/1, tại sân Tịch điền xã Tiên Sơn, UBND thị xã Duy Tiên đã tổ chức lễ tổng duyệt Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn xuân Quý Mão 2023.

Hằng năm, dịp đầu Xuân Hà Nam có 3 lễ hội lớn, thu hút đông du khách là Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên); Lễ hội chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng); Lễ Phát lương Đức Thánh Trần, đền Trần Thương (Xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân).

Sáng 25/1 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Quý Mão), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức giao lưu thơ xuân năm 2023 với chủ đề “Điệu chèo vang vọng ngày xuân.

Lần tìm đến Liễu Đôi cách đây 10 năm cũng vào một buổi chiều đông giá lạnh đã làm cho tôi khó có thể quên vùng đất và con người nơi này. Từ những con đường dài sâu thẳm vươn qua những cánh đồng, nối làng nọ với làng kia, những ngôi đền nhỏ, ngôi mộ cổ nằm dưới những tán cây già che khuất, ngõ làng xanh rêu phủ bóng tre… Người đồng hành trong chuyến đi ấy là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Văn Cường, ông vừa đi vừa kể một cách thông thuộc về vùng đất này. Lạ rồi quen, bởi trong chính trái tim và nhận thức của tôi, Liễu Đôi chứa đựng những điều kỳ vĩ, vừa nhìn thấy được, vừa không nhìn thấy. Nó là mạch nguồn văn hóa nghìn năm chảy trong đất, trong nước, trong đời sống tinh thần và khát vọng của con người.

Liên hoan múa Lân, Sư, Rồng là hoạt động thường niên diễn ra vào mùng chiều mùng 3 Tết hàng năm do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Theo quan niệm dan gian, hoạt động múa Lân, Sư, Rồng đầu năm mang ý nghĩa cầu mong sự thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc và hanh thông.

Để biết được năm mới thời tiết có thuận lợi hay không, đồng bào dân tộc Mông có phong tục đi lấy nước đầu năm mới và phong tục có ý nghĩa nhân văn này đang được đồng bào bảo tồn và phát huy cho đến nay.

Bên cạnh các món ăn truyền thống, mâm ngũ quả cũng là một phần đặc trưng không thể thiếu để gợi nhớ đến phong vị ngày Tết. Tùy thuộc vào đặc trưng của văn hóa, địa lý, mỗi vùng miền trên cả nước lại có có cách bày trí mâm ngũ quả khác nhau về cả hình thức lẫn ý nghĩa.

Năm 2022, các hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới sau những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, ngành văn hóa cũng đã tổ chức nhiều hoạt động nằm trong kế hoạch trước đó phải dừng lại do dịch bệnh, đó là: Liên hoan các di tích tiêu biểu toàn tỉnh, Hội diễn “Hội tụ sông Hồng” mở rộng năm 2022, Liên hoan các câu lạc bộ Dân ca và Chèo tỉnh Hà Nam năm 2022, Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022, Giao lưu văn hóa Chầu văn “Lưu truyền văn hóa Việt” lần thứ VI năm 2022.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy