kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Đại lễ Phật đản Vesak

Đại lễ Phật đản Vesak

Đón chào năm mới 2024 và nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2024), sáng ngày 26/12, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức Triển lãm Mỹ thuật – Nhiếp ảnh.

Di sản văn hóa Hà Nam đã và đang tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch. Nhờ các giá trị của di sản đang được làm nổi bật và phát huy, Hà Nam đã hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư vào du lịch di sản, tạo nên những sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, thu hút du khách. Xung quanh thông tin tại Hội thảo khoa học “Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 58 - năm 2023” tại Khu du lịch Tam Chúc, ông Ngô Thanh Tuân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) cho rằng: “Di sản văn hóa Hà Nam cần phải được phát huy trong phát triển du lịch, để hiện thực hóa mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh…”. Phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã ghi lại cuộc trao đổi này!

Sáng ngày 23/12, UBND huyện Lý Nhân phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương – Bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch”.

Sáng ngày 22/12, tại trụ sở Chính phủ, Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Hội nghị toàn quốc về Phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì và điều hành hội nghị. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương có liên quan; lãnh đạo các hội, hiệp hội, tổ chức đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, cùng các chuyên gia, nghệ sĩ hoạt động trong các chuyên ngành liên quan đến công nghiệp văn hóa và các đại biểu tại điểm cầu của  63 tỉnh, thành phố.

Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu không chỉ làm thay đổi diện mạo các vùng nông thôn mà còn góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện nếp sống văn minh gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” được thực hiện hiệu quả, toàn diện, đi vào thực chất…

Sáng 19/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo thông tin về việc tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành Công nghiệp văn hóa Việt Nam diễn ra vào ngày 24/12.

Thời gian gần đây, phong trào luyện tập dân vũ thể thao phát triển mạnh mẽ trong các cấp Hội Phụ nữ, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên ở nhiều thành phần, lứa tuổi, từ thành phố tới nông thôn tham gia, góp phần tạo sân chơi bổ ích, rèn luyện sức khỏe và mang niềm vui, sức sống mới cho chị em. Xã Mộc Nam, thị xã Duy Tiên là một trong những địa phương có phong trào dân vũ phát triển mạnh. Dân vũ thể thao không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe, thúc đẩy hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở, mà qua đó còn góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống tinh thần trong nhân dân, xây dựng hình ảnh người phụ nữ nông thôn tự tin, hiện đại trong thời đại mới.

Khi tuổi tác cao dần, hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp gặp khó khăn, một số công nhân tìm cách trở lại làng nghề để làm việc, kiếm thu nhập, ổn định cuộc sống. Vừa giữ nghề, vừa giữ nghiệp, nhiều công nhân lao động đã tìm thấy sự yên ổn khi trở lại làng nghề. Tết đang đến gần, hoạt động của các làng nghề trở nên hối hả hơn, công việc của người thợ càng bận rộn, hy vọng những điều tốt đẹp ở phía trước…

Từ năm 2018 đến năm 2022, khi Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước còn hiệu lực, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh và nhận được sự đồng thuận hưởng ứng của các khu dân cư. Thực hiện hương ước, quy ước không những giúp nâng cao ý thức của nhân dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, an ninh chính trị được giữ vững, việc đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội có chuyển biến mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 3708/QÐ-BVHTTDL ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các đơn vị quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sau một thời gian tổng hợp và thiết lập hồ sơ đề cử, Tổ chức Kỷ lục châu Á vừa chính thức có quyết định xác lập 10 Kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam theo bộ tiêu chí Kỷ lục ẩm thực và đặc sản châu Á năm 2023.

Phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồng thời góp phần hoàn thành các tiêu chí về văn hóa của các xã trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh. Đã có nhiều xã thực hiện mục tiêu này với nhiều hoạt động thiết thực, trong đó điển hình là xã Thụy Lôi (Kim Bảng).

Với sứ mệnh bảo tồn và gìn giữ trang phục truyền thống của dân tộc, CLB Văn hoá Áo dài Việt Nam đã chính thức được thành lập.

Ngày 2/12 (tức ngày 20/10 âm lịch) thôn Yên Bình, xã Mộc Bắc (thị xã Duy Tiên) đã long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đình Yên Từ và Lễ yên vị cung Mẫu đền Yên Từ. Đông đảo cán bộ, nhân dân các thôn trong xã, ngoài xã, khách thập phương và bà con xa quê đã về dự.

5 năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có bước phát triển mạnh, đạt được một số kết quả tích cực. Nhận thức của nhân dân về ý nghĩa, vai trò của việc giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc đầy đủ, sâu sắc hơn. Môi trường văn hóa ngày càng trong sạch, lành mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; tệ nạn xã hội được ngăn chặn kịp thời; các danh hiệu văn hóa ngày càng được chú trọng nâng cao cả về số lượng và chất lượng; hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao từng bước được hoàn thiện… góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội của tỉnh.

Để nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, song song với việc đầu tư xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa, những năm qua, huyện Lý Nhân còn đặc biệt quan tâm phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng. Các câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm văn nghệ đã được thành lập, duy trì hoạt động thường xuyên ở hầu khắp các thôn, xóm, tổ dân phố. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các khu dân cư.

Những năm qua, các địa phương trong tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; trong đó, việc thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã đạt được kết quả tích cực và từng bước đi vào nền nếp. Kết quả xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước thể hiện rõ ở các mặt: ý thức của nhân dân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước được nâng lên rõ rệt; an ninh chính trị được giữ vững; công tác đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, như nghiện hút, cờ bạc... cũng như thực hiện quy định không sử dụng và hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Trong khuôn khổ của Lễ hội Thiết kế và sáng tạo Hà Nội 2023, tại khu triển lãm Ẩm thực thuộc chiến dịch “Món ăn của tôi, Bản sắc của tôi - Việt Nam ơi” (Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Hà Nội) Công ty truyền thông Megalink phối hợp cùng Hội Truyền thông Thành phố Hà Nội, Liên chi hội đầu bếp Việt Nam và các đối tác liên quan đã công bố website www.tasteofvietnam.vn quảng bá ẩm thực Việt Nam.

So với cả nước, Hà Nam là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung và hàm chứa nhiều giá trị đặc sắc. Những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trên cơ sở Luật Di sản văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên ngành, trong đó có việc xếp hạng di tích, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bảo vệ di vật, cổ vật; xã hội hóa tu bổ, tôn tạo di tích để phát huy hiệu quả các giá trị của di tích.

Sau hàng trăm năm tồn tại, mộc bản chùa Tế Xuyên, xã Đức Lý, huyện Lý Nhân đã thu hút sự chú ý của những nhà nghiên cứu và quản lý văn hóa địa phương. Với trên 1.550 bản khắc gỗ, được gìn giữ trong kho sách của chùa, mộc bản không chỉ là vật chứng ghi dấu một thời kỳ tồn tại và chấp nhiệm vai trò truyền bá Phật pháp, mà còn là một di sản vô giá để hậu thế bảo tồn và lưu giữ bởi những tinh hoa văn hóa hội tụ trong từng bản khắc gỗ.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy