kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Từ 20/2, karaoke, vũ trường thực hiện quy định mới về phòng cháy, chữa cháy

Từ 20/2, karaoke, vũ trường thực hiện quy định mới về phòng cháy, chữa cháy

Theo Thông tư số 147/TT-BCA do Bộ trưởng Bộ Công an ký ban hành quy định về biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, có hiệu lực từ ngày 20/02/2021.

Từ 202 karaoke vũ trường thực hiện quy định mới về phòng cháy chữa cháy
Lực lượng PCCC tham gia chữa cháy tại một doanh nghiệp. Ảnh: PCCC

Trao đổi với Cổng TTĐT Chính phủ, Đại tá Nguyễn Minh Khương – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn (Bộ Công an) cho biết: Xuất phát từ các vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trong thời gian vừa qua, cũng như các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý loại hình cơ sở này, Bộ Công an đã tổng hợp đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Thông tư số 47/2015/TT-BCA ngày 06/10/2015 về Hướng dẫn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke (Thông tư số 47/2015/TT-BCA) để sửa đổi, bổ sung vào Thông tư số 147/2020/TT-BCA nhằm hạn chế, phòng ngừa cháy, nổ xảy ra tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.

Theo đại tá Khương, Thông tư mới này quy định biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường, bao gồm: Điều kiện an toàn, thiết kế, thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu, bố trí lực lượng phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương.

Đối với quy định về điều kiện an toàn PCCC được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư thì các cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, những cơ sở cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên phải có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công an; có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt…

Theo đó, Thông tư quy định rõ, cơ sở kinh doanh cao dưới 3 tầng hoặc có tổng khối tích dưới 1.000 m3 phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020 như: Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện PCCC khác...

Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường được bố trí trong nhà cao tầng, nhà đa năng bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 136/2020: Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy; Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở…

Bên cạnh điều kiện an toàn về PCCC thì thiết kế về PCCC được thực hiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường độc lập cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nằm trong nhà, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Như vậy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường nêu trên phải được thiết kế về PCCC theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Những cơ sở này phải bảo đảm có khoảng cách an toàn PCCC với các công trình khác theo quy định của QCVN 06:2020/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”. Khoảng cách từ cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường tới trường học thực hiện theo Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường…

Đặc biệt, việc thiết kế, lắp đặt biển quảng cáo của công trình phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, vật liệu, chiếu sáng được quy định của QCVN 17:2018/BXD “Quy chuẩn về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời” như: Vị trí lắp đặt biển quảng cáo không che kín toàn bộ nhà, công trình, che lấp các lối thoát nạn, ban công; vật liệu sử dụng cho kết cấu biển quảng cáo phải là vật liệu không cháy, phù hợp với các quy định trong QCVN 06:2020/BXD và QCVN 17:2018/BXD.

Biển quảng cáo ngang đặt tại mặt tiền công trình phải đảm bảo mỗi tầng chỉ được đặt một biển, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình; mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2 m; biển quảng cáo dọc phải bảo đảm chiều ngang tối đa 1m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình nơi đặt biển quảng cáo, mặt ngoài biển quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình tối đa 0,2 m. Hệ thống điện chiếu sáng cho biển quảng cáo là nguồn điện riêng và có cầu dao, aptomat bảo vệ. Không để hàng hoá, vật liệu dễ cháy bên dưới hoặc gần với vị trí đặt biển quảng cáo...

VGP News

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy