kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Uống bia vào thời điểm nào tốt nhất?

Uống bia vào thời điểm nào tốt nhất?

Bia rất tốt cho sức khỏe nếu được uống ở mức vừa phải vào thời điểm thích hợp, vậy uống bia vào thời điểm nào là tốt nhất?

Bia là một trong những thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, có độ cồn thấp nên phù hợp với mọi người. Do có cồn nên nó sẽ gây hại sức khỏe nếu bị lạm dụng. Còn nếu uống đúng cách với liều lượng vừa phải, lợi ích nhận được sẽ lớn đến khó tin. Thời điểm uống cũng rất quan trọng.

Uống bia vào thời điểm nào tốt nhất?

Bạn nên uống bia trước hoặc trong bữa ăn. Một cốc bia có thể kích thích tiêu hóa khiến bạn thấy thèm ăn và ngon miệng. Khi đã rót bia ra cốc, bạn nên thưởng thức ngay, tránh để quá lâu sẽ bị tăng nhiệt độ, chất lượng bia giảm.

Uống bia vào thời điểm nào tốt nhất
Bia là thức uống giải khát yêu thích của nhiều người.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thói quen vừa ăn cơm vừa uống bia được xem là tốt hơn so với trường hợp chỉ uống bia mà không ăn. Trong cơm có nhiều tinh bột và chất xơ, giúp ngăn cản hấp thụ cồn vào máu, vì thế bạn sẽ ít say hơn nếu  vừa ăn cơm vừa uống bia. Ngoài ra, việc ăn cơm trước khi uống bia sẽ giúp bảo vệ dạ dày, ngăn quá trình hấp thụ cồn vào cơ thể.

Các chuyên gia nhấn mạnh, không có ngưỡng uống rượu bia an toàn chung cho mọi người, gần như mức nào cũng có thể gây hại. Mức uống nào vừa phải phụ thuộc vào thể trạng mỗi người. Nhìn chung, nam giới không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ không nên quá một đơn vị và không uống quá 5 ngày trong một tuần.

Một đơn vị cồn theo cách tính của Tổ chức Y tế Thế giới bằng 10 gr cồn nguyên chất, tương đương với 3/4 chai bia 330 ml (5%), một ly rượu vang 100 ml (13,5%), một cốc bia hơi 330 ml, hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%).

5 điều người thích uống bia cần nhớ

Theo CCTV, dưới đây là 4 điều mà người thích uống bia  cần nhớ để tránh gây hại cơ thể.

Không dùng bia để làm dịu cơn khát

Bia đem lại cảm giác mát lạnh, dễ chịu, nhưng bia đi vào cơ thể sẽ kích thích tiết hormone tuyến thượng thận, làm tăng nhịp tim, tăng tản nhiệt ra khỏi cơ thể, từ đó làm tăng quá trình bốc hơi nước và gây khô miệng. Đồng thời, bia cũng có thể kích thích thận, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tiểu tiện, khiến cơ thể mất nước.

Chuyên gia khuyến cáo mọi người nên uống nhiều nước lọc và trà nhẹ sau khi uống bia để bổ sung nước kịp thời cho cơ thể.

Uống bia vào thời điểm nào tốt nhất
Việc uống bia cùng đồ nướng làm tăng nguy cơ bệnh gout.

Không uống cùng đồ nướng

Đồ nướng phần lớn là hải sản, nội tạng động vật và thịt. Giống như bia, chúng là những thực phẩm có hàm lượng purine cao, trong khi sự bất thường trong bài tiết purin là nhân tố quan trọng gây bệnh gout. Nếu ăn thịt nướng và bia đồng thời, bạn sẽ làm tăng nguy cơ bệnh gout.

Không uống bia quá lạnh

Dưới cái nắng gay gắt, bia lạnh khiến bạn cảm thấy vô cùng dễ chịu. Tuy nhiên, bia quá lạnh không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn có thể gây ra nhiều loại bệnh. Các chuyên gia cho biết, ngay cả bia bảo quản trong tủ lạnh cũng nên được kiểm soát ở nhiệt độ 5-10 độ C.

Nhiệt độ bia quá thấp chẳng những không ngon mà còn khiến protein trong bia bị phân hủy, các chất dinh dưỡng cũng bị phá hủy. Ngoài ra, bia quá lạnh sẽ khiến nhiệt độ trong đường tiêu hóa của người uống giảm mạnh, giảm lưu thông máu, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng.

Uống quá nhiều bia

Nồng độ cồn của bia không cao nên vào mùa hè, nó được nhiều người uống để đem lại sự sảng khoái, thậm chí có người sử dụng như thức uống giải khát. Song lượng bia quá nhiều sẽ gây hại cơ thể.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, việc uống nhiều bia trong suốt mùa hè sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, thận và tim. Lúa mạch để nấu bia chứa axit oxalic và uronucleotide, sự tương tác của chúng có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể con người và thúc đẩy quá trình hình thành sỏi.

Những ai không nên uống bia?

Bia là thức uống phổ biến nhưng thực tế không dành cho tất cả mọi người. Dưới đây là những người không nên thưởng thức loại đồ uống này thường xuyên:

- Bệnh nhân cao huyết áp và bệnh tim: Bia rượu gây kích thích tinh thần, làm giãn mạch, dễ gây tử vong do vỡ mạch.

- Bệnh nhân viêm gan: Bia gây ức chế chức năng gan, khiến gan bị nhiễm độc.

- Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa: Bia dễ làm tình trạng bệnh nặng thêm.

- Bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu: Bia có thể khiến bệnh nặng hơn.

- Bệnh nhân tăng nhãn áp: Tác động của bia đến người mắc bệnh này có thể dẫn đến mù lòa.

- Người bị béo phì: Bia chứa nhiều calo, việc lạm dụng bia trong một thời gian dài khiến cơ thể tích tụ mỡ và xuất hiện "bụng bia", béo phì. 

-Trẻ em và phụ nữ có thai.

Theo vov.vn

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy