Tình trạng khó nuốt có thể xảy ra do viêm họng, viêm màng não, nhiễm trùng...
Khó nuốt là tình trạng nuốt thức ăn, nước uống bị gián đoạn. Tình trạng nuốt liên quan đến não, lưỡi, hầu, thực quản và nhiều cấu trúc khác của cơ thể. Khó nuốt có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, cảm giác như có một khối u trong cổ họng hoặc ngực, gây nghẹn, ho khi đang cố nuốt, đau khi nuốt, đau họng, ợ chua, giọng nói yếu...
Khó nuốt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu khó nuốt lần đầu hay lần thứ hai xảy ra thì nhiều khả năng đó là nhiễm trùng. Trong một số trường hợp khó nuốt là biểu hiện của tình trạng bệnh mạn tính đã mắc phải. Dưới đây là một số nguyên nhân gây khó nuốt.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng xảy ra do viêm màng não, viêm thanh quản, bệnh giang mai, amidam phì đại do các yếu tố như viêm họng do liên cầu khuẩn, tăng bạch cầu đơn nhân. Bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào có khả năng gây sưng amidan, sưng lưỡi hoặc sưng các cấu trúc khác đều liên quan đến quá trình nuốt.
Rối loạn ảnh hưởng đến thực quản
Hẹp thực quản do mô sẹo. Mô sẹo có thể do bệnh trào ngược dạ dày thực quản không được điều trị, nuốt hóa chất, tiếp xúc với bức xạ, rối loạn ăn uống, nôn mửa nhiều. Tình trạng khó nuốt còn xảy ra với các vấn để của thực quả như màng thực quản bị tổn thương, vết loét thực quản, ung thư thực quản, co thắt thực quản hay viêm thực quản tăng bạch cầu, thực quản đục lỗ
Rối loạn thần kinh và các vấn đề cơ bắp yếu
Các yếu tố của rối loạn thần kinh và vấn đề cơ bắp gián tiếp gây nên tình trạng khó nuốt thông qua các vấn đề như bệnh đột quỵ, bệnh Parkinson, đa xơ cứng, bệnh nhược cơ, Viêm đa cơ, bại não, chấn thương tủy sống, ung thư và phẫu thuật đầu cổ.
Ngoài ra các vấn đề về giải phẫu, chẳng hạn như hở hàm ếch, rối loạn chuyển động của thực quản gây gián đoạn nhu động, rối loạn lo âu nghiêm trọng, trong đó khả năng thư giãn các cơ bị ảnh hưởng, phản ứng phản vệ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức cũng gây nên tình trạng khó nuốt.
Điều trị khó nuốt sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng đó. Nếu khó nuốt do các vấn đề giải phẫu chẳng hạn như hở hàm ếch thường sẽ được điều chỉnh bằng phẫu thuật. Khó nuốt do các tình trạng như trào ngược dạ dày thực quản thường được khắc phục bằng thuốc, trong khi một số bệnh nhiễm trùng sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Theo các chuyên gia, để hạn chế tình trạng khó nuốt nên nhai kỹ thức ăn, không ăn quá lâu, tránh các loại thực phẩm có khả năng mắc kẹt trong cổ họng, ngồi thẳng lưng trong khi ăn. Nếu tình trạng đau họng kéo dài hoặc gây khó chịu nên liên hệ bác sĩ. Đi khám bác sĩ ngay nếu khó nuốt kèm theo sốt hoặc chảy nhiều nước dãi, đau họng kéo dài hơn hai tuần.
VNE