Cây lá bỏng là loại cây mọc hoang nhưng cũng được người dân trồng nhiều vừa dùng để làm cảnh vừa dùng để làm thuốc. Nhưng ít ai biết đến công dụng giải rượu bia của loại cây này.
Cây lá bỏng được trồng và mọc tự nhiên tại nhiều vùng thuộc châu Á, Thái Bình Dương và Caribe. Tại Việt Nam, cây lá bỏng là loại cây mọc hoang nhưng cũng được người dân trồng nhiều vừa dùng để làm cảnh vừa dùng để làm thuốc.
Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, tiêu độc... Ngoài tác dụng đặc trưng là trị bỏng như tên gọi, cây lá bỏng còn dùng để chữa bệnh sỏi thận, bệnh gút, cao huyết áp, loại bệnh về da, giảm sốt, chữa đau đầu, điều hòa kinh nguyệt...
Ở một số vùng, người ta lấy lá bỏng non để nấu canh ăn và dùng làm thuốc đắp lên vết thương, mụn nhọt, sưng đau... Nhưng ít ai biết đến công dụng giải rượu bia của loại cây này.
Để dùng thảo dược giải rượu là lá bỏng rất đơn giản. Người say chỉ cần lấy khoảng 10 lá bỏng. Sau đó rửa sạch thật kỹ từng lá (lưu ý nên chọn những lá không bị sâu, rửa thật sạch). Sau đó nhai và nuốt trực tiếp. Khi nhai lá bỏng để giải rượu sẽ có vị nhạt, hơi chua.
Hoặc bạn có thể làm 1 cốc nước lá bỏng bằng cách lấy vài lá bỏng, rửa sạch và giã nát, lọc lấy phần nước cốt. Một cốc nước lá bỏng có khả năng làm mất tác dụng của rượu trong cơ thể. Chỉ sau khoảng 10-20 phút, người say sẽ nhanh chóng tỉnh táo trở lại.
Theo vov.vn