kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Làm thế nào để biết con bạn có bị ngưng thở khi ngủ hay không?

Làm thế nào để biết con bạn có bị ngưng thở khi ngủ hay không?

Nếu con bạn thường trằn trọc khó ngủ, ngủ ngáy nhiều,… thì có thể chúng đang bị chứng ngưng thở khi ngủ.

Trẻ em nói chung thường hiếu động hơn và ngủ ngon, sâu giấc hơn người lớn. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng ngủ yên giấc như chúng ta mong đợi. Trẻ bị ngưng thở khi ngủ thường ngủ không yên giấc, ngủ ngáy nhiều và hay sợ hãi ban đêm. Việc thiếu ngủ khiến những đứa trẻ này trở nên buồn ngủ vào ban ngày và dẫn đến các vấn đề về sự tập trung ở trường ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của chúng.

Hiện nay, nhiều trẻ em có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ do lối sống ít vận động, béo phì và thói quen ăn uống không hợp lý.

Tiến sĩ Vinay Kumar Rai, bác sĩ Nhi khoa tại bệnh viện Manipal, Dwarka, New Delhi (Ấn Độ), cho biết: “Phì đại amiđan và béo phì là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) trong thời kỳ thơ ấu”.

Làm thế nào để biết con bạn có bị ngưng thở khi ngủ hay không

Nhận biết dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn do đường hô hấp trên bị xẹp xuống lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ dẫn đến tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần đường hô hấp trên.

Theo Tiến sĩ Rai, bệnh OSA xảy ra khi các cơ hỗ trợ mô mềm trong cổ họng giãn ra trong khi ngủ, khiến đường hô hấp đóng lại một phần hoặc hoàn toàn, làm trẻ ngừng thở tạm thời.

Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn bao gồm: ngáy, khó thở hoặc bị tắc thở trong giấc ngủ của trẻ, buồn ngủ vào ban ngày, tăng động, các vấn đề về thay đổi hành vi hoặc kết quả học tập và mất khả năng tập trung.

Theo nghiên cứu, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường gặp ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.

Không nên coi nhẹ bệnh OSA vì nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, có thể sẽ dẫn đến các biến chứng như tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, ADHD (rối loạn tăng động, giảm chú ý), trầm cảm hoặc chậm phát triển ở trẻ. Nếu bạn nhận thấy trẻ ngủ không đủ giấc vào ban đêm và khó tập trung vào việc học hoặc khó thở khi ngủ, bạn nên liên hệ với bác sĩ kịp thời.

Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Có thể điều trị chứng ngưng thở khi ngủ và các phương pháp điều trị cũng như loại thuốc có sẵn tùy thuộc vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh.

“Điều chỉnh lối sống và tập thể dục sẽ hữu ích nếu nguyên nhân của OSA là béo phì. Dựa trên nguyên nhân của OSA, cắt bỏ amiđan, các loại thuốc như Montelukast và BiPAP/CPAP là những lựa chọn điều trị có sẵn khác để quản lý chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em. Chỉ một số ít trẻ cần can thiệp phẫu thuật”, Tiến sĩ Rai chia sẻ./.

VOV

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy