Sơn vẽ móng tay nghệ thuật là trào lưu làm đẹp rầm rộ trong những năm gần đây. Để có bộ móng tay, chân đẹp sẽ phải dùng nhiều hóa chất gắn kết, trong đó có lưu huỳnh - loại hóa chất có thể gây độc hại cho cơ thể.
Lưu huỳnh là một hợp chất, nguyên tố hóa học được sử dụng để sấy, làm khô các vật dụng. Với ngành nail thì lưu huỳnh được sử dụng nhiều và rất cần thiết trong làm móng. Lưu huỳnh, trong ngành nail có thể là dạng bột hoặc dạng nước. Lưu huỳnh có màu tím nhạt với đặc tính dễ bay hơi và có mùi hắc, khó ngửi.
Thực ra, nếu lưu huỳnh sử dụng hàm lượng ít hoặc vừa sẽ không gây độc cho cơ thể. Tuy nhiên sử dụng lưu huỳnh trong làm nail với hàm lượng lớn, nhiều sẽ gây hại tới da, móng và đường hô hấp do hít phải hợp chất này. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng lưu huỳnh khi làm móng. Lưu huỳnh có vai trò quan trọng giúp việc làm móng trở lên dễ dàng, đẹp, bám chắc, bền màu hơn. Cụ thể lưu huỳnh được dùng để đắp bột, giúp bột dẻo và đỡ nhão hơn. Do đó, lưu huỳnh ngày càng được sử dụng trong làm móng. Lưu huỳnh chủ yếu được sử dụng cho những mẫu nail đính đá, vẽ họa tiết, đắp bột hoa giúp móng đẹp hơn so với móng không sử dụng lưu huỳnh. Vì thế, sau khi sơn gel trơn xong và khô lớp sơn sẽ sử dụng lưu huỳnh để tạo phom cho móng bột, đắp hoa bột lên móng. Ngoài ra lưu huỳnh giúp các viên đá được liên kết, dính chặt vào lớp sơn móng tay, hạn chế bong tróc, rơi đá.
Nếu tự làm móng ở nhà, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo hướng dẫn cách dùng lưu huỳnh đắp bột làm móng sau đây để có thể làm móng đẹp, chuẩn, đúng cách: Lấy một lượng lưu huỳnh nhỏ ra chén thủy tinh. Dùng cọ chuyên dùng trong làm nail đã rửa sạch và làm mềm đầu lông với lưu huỳnh. Nhúng cọ vào lưu huỳnh với một lượng vừa phải sau đó bắt đầu tạo phom móng bột.
Những lưu ý khi sử dụng lưu huỳnh trong làm nail
Lưu huỳnh là nguyên tố hóa học, có tính độc hại nếu sử dụng nếu với hàm lượng lớn. Do đó, khi sử dụng hợp chất này bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Chỉ sử dụng liều lượng lưu huỳnh vừa đủ khi làm móng, tránh dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là da và đường hô hấp.
Để tránh hít phải lưu huỳnh, bạn nên đeo khẩu trang kháng khuẩn khi làm móng. Không ăn, uống gì trong lúc làm móng để tránh khí độc xâm nhập, đi vào cơ thể.
Không làm móng liên tục để tránh hít phải lưu huỳnh nhiều. Tránh để lưu huỳnh vào tay, tốt nhất khi pha chế lưu huỳnh bạn nên đeo găng tay cao su.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tiếp xúc trực tiếp với lưu huỳnh.
SK