kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Dấu hiệu sớm của mất thính lực

Dấu hiệu sớm của mất thính lực

Thính giác bị bóp nghẹt, rung tai, độ nhạy âm thanh giảm là những dấu hiệu sớm cảnh báo nguy cơ mất thính lực.

Suy giảm thính lực hay mất thính lực là tình trạng bệnh lý rất phổ biến. Đây là một quá trình diễn ra từ từ và có thể mất thời gian để phát hiện. Mức độ mất thính lực xảy ra nhiều nhất ở người lớn trong độ tuổi từ 60-69, theo Very Well Health.

Mất thính lực dẫn đến chất lượng cuộc sống suy giảm, gây khó khăn trong các mối quan hệ khiến người bệnh dễ vấp phải cảm giác cô đơn, trầm cảm. Nắm được các dấu hiệu sớm của mất thính lực sẽ có cơ hội chẩn đoán và điều trị từ giai đoạn đầu, giúp bạn ngăn ngừa tình trạng mất thính lực vĩnh viễn.

Dấu hiệu sớm của mất thính lực
Khả năng nghe giảm sút có thể là dấu hiệu của mất thính lực. Ảnh: Freepik

Một số dấu hiệu sớm của mất thính lực, bao gồm:

Khả năng nghe giảm sút: Một số người cảm thấy khó khăn khi nghe và đôi khi họ không biết được người đối diện đã nói gì dù cả 2 đứng gần nhau. Có trường hợp có thể nghe được từ mất từ không, ngay cả khi đang giao tiếp ở không gian yên tĩnh.

Thính giác bị bóp nghẹt: Thính giác bị bóp nghẹt có thể làm cho bạn nghĩ người khác đang lầm bầm, thì thầm với mình. Trong những cuộc trò chuyện, nếu bạn thường xuyên đề nghị người khác lặp lại câu họ vừa nói, bạn nên nghĩ về dấu hiệu thính giác bị bóp nghẹt.

Ù tai: Ù tai có thể là dấu hiệu đầu tiên của việc mất thính lực, ù tai còn đi kèm với cảm giác tắc và khó chịu ở tai. Tai cũng có thể có tiếng rít, tiếng gầm hoặc tiếng lách cách. Âm thanh có thể to hoặc nhỏ, âm vực cao hoặc thấp.

Mất độ nhạy âm thanh: Suy giảm thính lực có thể gây mất độ nhạy với âm thanh. Các dấu hiệu của điều này bao gồm bạn phải vặn âm lượng tivi to mới có thể nghe được trong khi mọi người cảm thấy âm lượng này quá lớn; thường xuyên bị phản ánh nói to hơn bình thường; khó nghe khi trò chuyện trong không gian ồn ào như ở nhà hàng...

Mất thính lực xảy ra do tổn thương hệ thống thính giác. Những tổn thương này do sự lão hóa; tiếp xúc với tiếng ồn lớn; đột biến di truyền hoặc dị tật xuất hiện khi sinh; các bệnh nhiễm trùng như rubella (sởi) hoặc viêm màng não (viêm màng não); các tình trạng mạn tính như tuyến giáp hoặc bệnh tim; tiếp xúc với một số loại thuốc có tác dụng độc hại đối với hệ thống thính giác...

Để chẩn đoán mất thính lực, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một số loại xét nghiệm hoặc các bài kiểm tra để đo lường khả năng nghe.

VNE

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy