Người chạy đường dài thường xuyên thường để lại những mảng chai ở chân gây xấu xí và đau đớn.
Chai chân được tạo ra ở cường độ luyện tập cao, thường xuyên khiến chân bị cọ xước. Biểu hiện dễ thấy là chân hình thành những mảng xa dày, cộm, nứt nẻ thiếu thẩm mỹ. Để phòng tránh và điều trị chai chân, runner cần chăm sóc chân trước khi chạy. Đây là khâu quan trọng, quyết định đến việc bạn có bị trầy xước chân dẫn đến chai chân hay không.
Tiếp đến, runner khởi động kỹ càng, đúng cách. Riêng với chạy, khởi động càng quan trọng bởi chân là bộ phận cơ thể phải hoạt động nhiều nhất trong quá trình vận động. Chuyên gia khuyên nên thả lỏng bàn chân bằng cách dùng một chiếc khăn để trên sàn, nhẹ nhàng co các ngón chân để ngón chân và lòng bàn chân được khởi động, thư giãn. Bằng cách này, runner cũng sẽ giúp da bàn chân khỏe hơn, chuẩn bị chống chọi với việc cọ xát với đế giày trong thời gian dài.
Sau đó, hãy xoa bóp toàn bộ vùng bàn chân, bao gồm cả mắt cá. Xoa bóp giúp máu lưu thông tốt, các gân chân được khởi động kỹ càng, tránh tình chấn giãn đến chấn thương. Nên xoa bóp chân hàng ngày, không chỉ lúc trước khi tập chạy.
Đăng ký miễn phí giải chạy "Bản lĩnh Việt Nam" cổ vũ tinh thần chống dịch và giải "Chạy để sáng tạo" hướng đến ngày Khoa học Việt Nam.
Vùng dễ bị chai nhất là lòng bàn chân, gót chân, các cạnh bên của chân. Đây là những phần tiếp xúc với giày. Vì thế, cách hiệu quả nhất để tránh chai chân là hãy sử dụng một đôi giày vừa với cỡ chân. Đi giày chật sẽ có cảm giác bị bó, cọ lên bề mặt giày nhiều hơn. Sử dụng giày rộng quá khiến chân trượt đi trượt lại trong giày, cũng gây ra trầy xước, chai.
Ngoài cách chọn giày vừa chân, runner cũng nên quan tâm đến tất. Sử dụng những đôi tất chuyên dành cho thể thao, đặc biệt là chạy bộ, chất liệu tốt khiến chân được bảo vệ.
Ngoài ra, tiếp tục sử dụng các dụng cụ có thể làm người chạy thư giãn bàn chân tốt. Một số cách giúp giãn cơ hiệu quả như sử dụng con lăn thể thao, các bài xoa bóp hay ngâm chân vào đá.
VNE