kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Cách khắc phục chuột rút chân khi mang thai

Cách khắc phục chuột rút chân khi mang thai

Chị em mang thai lưu ý uống đủ nước, tránh ngồi quá lâu, bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý… giúp hành trình mang thai diễn ra thuận lợi.

Chuột rút chân trong thường xảy ra sau giai đoạn ốm nghén, từ 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối thai kỳ. Các nghiên cứu cho thấy có gần một nửa phụ nữ mang thai thường bị co thắt cơ từ tuần thai 27. Chị em có thể bị chuột rút chân vào trước giấc ngủ buổi đêm hoặc khi ngồi lâu một tư thế; như căng cơ ở bắp chân, bàn chân hoặc căng tức cả hai vị trí. Khi đột ngột bị đau do căng cơ chân, chị em nên nhờ hỗ trợ từ người thân giúp giãn cơ chân và uống thêm nhiều nước. Mẹ bầu cũng nên vận động nhẹ nhàng trong thai kỳ để phòng và giảm nhẹ các cơn chuột rút chân.

Một số nguyên nhân phổ biến

Thay đổi lưu thông máu: Giai đoạn mang thai cũng là khi hệ nội tiết tố hoạt động công suất cao, gây chậm tuần hoàn và thay đổi lưu thông máu. Giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi to dần, cơ thể người mẹ tăng khối lượng máu lưu thông gây chậm tuần hoàn máu về tim và các cơ quan. Do đó, mẹ bầu có thể bị sưng tấy và chuột rút cơ chân.

Mất nước: Cơ thể mẹ bầu mất nước có thể bị chuột rút chân nặng và thường xuyên hơn. Chị em nhận thấy đi tiểu có màu vàng sẫm là dấu hiệu của mất nước.

Tăng cân: Thai nhi lớn dần có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu của cơ thể người mẹ, trong đó gồm hệ mạch máu chân. Do đó, mẹ bầu thường bị chuột rút ở chân khi thai kỳ lớn dần kể từ tuần thai 27.

Mệt mỏi: Cân nặng tăng dần giai đoạn cuối thai kỳ có thể gây áp lực lên hệ cơ, dẫn đến chuột rút ở chân.

Thiếu hụt canxi hoặc magiê: Thiếu canxi hoặc magie trong chế độ ăn uống cũng khiến mẹ bầu dễ mỏi và căng cơ. Nếu lo lắng thể trạng đang nạp đủ magie hay canxi hay chưa, chị em có thể thăm khám để được bác sĩ tư vấn.

Huyết khối tĩnh mạch sâu: là bệnh lý máu đông có triệu chứng tương tự như chuột rút chân khiến người bệnh cảm thấy mỏi và căng cơ ở chân, đùi hoặc xương chậu. Nghiên cứu trên Thư viện Y tế Quốc gia (Mỹ) cho thấy, phụ nữ đang mang thai nguy cơ mắc cao 5-10 lần so với phụ nữ không mang thai. Tuy đây là bệnh lý ít gặp, chị em cũng nên trang bị kiến thức và năng vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu một chỗ.

Một số cách khắc phục

Giãn cơ trước giấc ngủ

Thực hiện một số động tác thư giãn kéo căng bắp chân trước khi ngủ có thể giúp ngừa hoặc giảm bớt chứng chuột rút chân đáng kể ở mẹ bầu. Chị em đứng quay mặt vào mặt phẳng tường, cách một cánh tay. Đặt tay lên tường cao ngang tầm mắt và đưa chân phải về sau, giữ gót chân chạm sàn. Uốn hơi cong đầu gối trái và giữ chân phải thẳng đến khi cảm thấy cơ bắp chân phải căng ra trong 30 giây và đổi bên.

Giữ đủ nước cho cơ thể

Uống nhiều nước trong khi mang thai luôn được khuyến nghị là cách hiệu quả ngăn chuột rút chân. Chị em cân nhắc đặt nhắc nhở trên thiết bị di động mỗi ngày 8-12 cốc nước và lưu ý màu nước tiểu để nhận biết tình trạng mất nước.

Tập thể dục

Duy trì vận động vừa phải suốt thai kỳ có thể giúp ngăn ngừa tăng cân quá mức, thúc đẩy tuần hoàn và ngăn chuột rút chân hiệu quả. Chị em nhớ không ngồi một chỗ quá lâu, khởi động trước, sau khi tập; nghe tư vấn từ bác sĩ về nhịp vận động phù hợp với thể trạng. Các môn thể thao an toàn và hữu ích cho mẹ và bé, thường được khuyến nghị như yoga cho mẹ bầu, đi tản bộ và bơi lội.

Cách khắc phục chuột rút chân khi mang thai
Vận động vừa phải, uống đủ nước trong thai kỳ giúp phòng và giảm triệu chứng chuột rút cơ chân. Ảnh: Freepik

Chườm nhiệt

Mẹ bầu có thể chườm túi vải chườm nhiệt hoặc miếng đệm nhiệt lên vùng cơ đang bị chuột rút, giúp giãn dần cơ và lưu thông tuần hoàn máu.

Xoa bóp vị trí bị chuột rút

Chị em cũng có thể nhờ người thân hoặc tự xoa bóp nhẹ nhàng vị trí bị chuột rút bằng tay, trong khoảng 30 giây đến một phút triệu chứng sẽ khỏi. Massage bầu trị liệu cũng là cách tích cực để giúp mẹ bầu thư giãn tinh thần, cơ thể trước khi sinh nở.

Tránh ngồi lâu một chỗ

Để tránh ngồi lâu quên đứng dậy, mẹ bầu có thể đặt nhắc nhở trên thiết bị di động mỗi hoặc hai giờ, đứng lên di chuyển nhẹ nhàng. Các mẹ di chuyển trên các chuyến bay dài lưu ý thỉnh thoảng đứng dậy hoặc kiểm tra thể trạng, nhận lời khuyên từ bác sĩ trước chuyến bay xa.

Chị em nghi bị huyết khối tĩnh mạch cần được thăm khám cấp cứu kịp thời nếu bị đau nhiều ở chân khi đi đứng, sưng tấy chân nặng, sờ vùng da bị sưng có cảm giác ấm.

VNE

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy