Tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối ngày càng tăng cao. Do đó, trong lối sống hàng ngày chúng ta cần duy trì một số thói quen tốt để có thể duy trì sức khỏe cho đầu gối.
Thoái hóa khớp có thể xem là nguyên nhân gây ra tình trạng tàn phế phổ biến nhất ở người trưởng thành, đặc biệt là nhóm đối tượng trung niên trở lên.
Kiểm soát cân nặng: Giảm cân giúp giảm tải cho các khớp dưới cơ thể như hông và đầu gối, đồng thời giảm hao mòn. Giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng từ 18,5 đến 23,9 có thể giảm bớt gánh nặng cho khớp gối của bạn.
Tuân thủ chế độ tập luyện hợp lý: Tập luyện phải khoa học và hợp lí, kiểm soát tốt tổng lượng vận động, gia tăng vận động trong thời gian ngắn, tiến hành từng bước một.
Rèn luyện sức mạnh cơ bắp và sức bền chuyên sâu: Nên tăng cường các bài tập tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng của cơ mông hoặc chi dưới. Việc này sẽ giúp tăng cường sự vững chắc của các khớp như bài tập nâng cao chân thẳng, ngồi xổm dựa vào tường,...
Tránh làm quá tải chi dưới: Tránh các bài tập làm quá tải các khớp của chi dưới, nếu đã xuất hiện hiện tượng hao mòn khớp, cố gắng tránh ngồi xổm, quỳ, chạy, nhảy và các hoạt động khác trong thời gian dài.
Tránh các chấn thương: Các chấn thương khớp dễ làm tổn thương sụn chêm, dây chằng và sụn dẫn đến thoái hóa khớp sớm.
Kiểm tra định kỳ: Những người có đôi chân vòng kiềng khi còn trẻ nên đi khám và kiểm tra kịp thời, tránh để chân bị biến dạng dẫn đến lực tác động không đều sẽ đẩy nhanh quá trình hao mòn khớp, dẫn đến đến viêm khớp sớm.
Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định: Đái tháo đường đã được chứng minh là một trong những bệnh lý có khả năng làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lượng đường trong máu ở mức quá cao sẽ kích thích các phản ứng viêm diễn ra, đẩy nhanh quá trình bào mòn sụn khớp.
Theo vov.vn