Thời tiết thay đổi khiến các bệnh ho, sốt, cảm cúm ở trẻ, đau xương, đau khớp… diễn ra phổ biến hơn.
1. Nhức đầu
Vào mùa hè, ngày dài hơn đêm, việc tiếp xúc với ánh sáng kéo dài thường gây ra các chứng đau nửa đầu. Việc thời tiết thay đổi đột ngột làm cho nhiều người mắc chứng đau đầu, đó là do áp suất khí quyển và nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến các mạch máu lưu thông đến não gây ra hiện tượng đau đầu
2. Đau khớp
Khi trời trở lạnh áp suất khí quyển và nhiệt độ giảm, độ ẩm không khí tăng lên gây ra nhiều bệnh xương khớp. Lý do là áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực cho khớp, độ ẩm tăng góp phần gây nên sưng mỏi khớp. Đồng thời mạch máu bị co lại khi nhiệt độ giảm xuống, khiến máu trong cơ thể lưu thông kém càng làm chân tay đau buốt, tê cứng hơn. Một số nghiên cứu còn khuyến cáo trời lạnh, làm thay đổi dịch khớp gây đau khớp hay trước một cơn bão, áp suất khí quyển thay đổi đột ngột có thể gây đau khớp.
3. Bệnh xoang
Đồng thời, áp suất khí quyển thay đổi sẽ khiến nhiều người cảm thấy nó tác động ngay đến bệnh xoang vốn có của mình, họ thường xuất hiện các triệu chứng ngạt mũi, khó thở…
4. Cảm lạnh và cúm
Cảm lạnh hoặc cảm cúm sẽ dễ tác động đến sức khỏe con người do sự biến động nhiệt độ nhanh làm hệ miễn dịch bị suy yếu, thêm vào đó các virus gây bệnh cảm lạnh thường lan truyền dễ dàng hơn trong điều kiện khí hậu lạnh, ẩm.
5. Huyết áp
Khi áp suất khí quyển giảm, huyết áp của con người cũng thay đổi. Nhiệt độ đột ngột xuống thấp khiến các mạch máu bị co lại làm tăng huyết áp, dễ xảy ra tai biến hay đột quỵ, nhất là đối với bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp.
6. Hen suyễn và dị ứng
Thời tiết chuyển mùa hay từ lạnh sang nóng, những người gặp các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, dị ứng sẽ thấy bệnh trầm trọng thêm. Vào mùa xuân, thời tiết trở nên ấm áp hơn, cũng là mùa của các loài hoa thụ phấn hay côn trùng sinh sôi, phấn hoa chính có thể là nguyên nhân gây ra các cơn dị ứng cho con người.
7. Bệnh tiểu đường
Nhiệt độ môi trường xuống thấp, cơ thể xảy ra những phản ứng để thích nghi như mạch máu co lại, đường trong gan được huy động để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động, từ đó có thể làm gia tăng lượng đường trong máu ở các bệnh nhân tiểu đường.
8. Đau tim
Theo nghiên cứu của Tổ chức tim mạch BMJ, mỗi khi nhiệt độ giảm 1 độ có thêm khoảng 200 trường hợp đau tim xảy ra trên khắp nước Mỹ. Nguyên nhân là do nhiệt độ giảm phát sinh các căn bệnh như tăng huyết áp, tăng nguy cơ cục máu đông và là điều kiện trực tiếp làm xuất hiện các cơn đau tim.
9. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Thời tiết nóng ẩm có thể làm cho việc hít thở khó khăn, đặc biệt đối với những người có các bệnh về phổi.
10.Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Những người bị ADHD sẽ bị rối loạn tình cảm theo mùa nóng lạnh khác nhau. Thêm vào đó, ở những khu vực nắng ít, số lượng bệnh nhân ADHD tăng lên, mặc dù các chuyên gia nghiên cứu chưa giải thích được tại sao lại có tình trạng này.
Theo vov.vn