kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Thương mại - Dịch vụ

Thương mại - Dịch vụ

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tận dụng tối đa các lợi thế về giao thông, vị trí địa lý như: tiếp giáp với thị trấn Bình Mỹ, nằm trên trục quốc lộ 21A, đường tỉnh (ĐT) 496B, có cụm công nghiệp và nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, thời gian qua, xã Trung Lương (Bình Lục) đã đẩy mạnh phát triển đa dạng các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh hiện có gần 500 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho trên 85.000 lao động. Xác định rõ, công tác phòng, chống ngập lụt cho các KCN sau cơn bão số 3 là một trong những nhiệm vụ cấp bách được UBND tỉnh đẩy mạnh chỉ đạo triển khai, những ngày qua, các ngành chức năng của tỉnh, nhất là Ban Quản lý các KCN tỉnh đã huy động tối đa nhân lực, vật lực, phương tiện để tập trung xử lý tốt các tình huống; cơ bản không để xảy ra ngập lụt rộng, giảm thiệt hại do mưa, lũ; hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được duy trì ổn định.

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão đã xảy ra một số sự cố thông tin liên lạc trên địa bàn. Các đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực khắc phục sự cố, triển khai những phương án tối ưu nhằm bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, hỗ trợ tích cực cho công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống thiên tai.

Sáng 14/9, Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý). Dự lễ khai trương có đồng chí Nguyễn Đức Vượng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND thành phố Phủ Lý. 

Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý 3/2024. Dù nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, Việt Nam đang nắm bắt được nhiều cơ hội từ đầu tư công và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, những rào cản về giải ngân vốn và tiêu dùng nội địa đặt ra không ít thách thức.

Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của mưa lũ, 5/6 thôn thuộc xã Thanh Nghị (Thanh Liêm) rơi vào tình trạng ngập lụt. Nước lũ dâng cao đã khiến người dân sống trong cảnh cơ cực, nhiều hộ dân phải di dời đến ở tạm nhà người thân chờ nước rút.

Để bảo đảm bình ổn giá cả thị trường và cung cấp đủ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ nhân dân trong mùa mưa lũ, các đội quản lý thị trường (Cục Quản lý thị trường tỉnh) đã đồng loạt ra quân, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường quản lý, kiểm tra địa bàn nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, găm hàng tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp.

Nắm bắt tâm lý tiêu dùng và nhu cầu mua sắm hàng hóa trong các đợt thiên tai, trước diễn biến của mưa lũ sau cơn bão số 3, các siêu thị trên địa bàn thành phố Phủ Lý đã chủ động dự trữ nguồn hàng hóa khá dồi dào, phong phú và giữ giá cả ổn định, nhất là các nhu yếu phẩm thiết yếu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Những ngày qua, tại Bắc Bộ liên tiếp xảy ra mưa lớn, lũ ở một số nơi thượng nguồn đã vượt mức lũ lịch sử, ngập lụt xảy ra ở nhiều địa phương gây  thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước.  

Hà Nam là một trong những tỉnh được dự báo nguy cơ ngập lụt cao trong những ngày tới. Vì vậy, nhu cầu mua thực phẩm, hàng hóa thiết yếu dự trữ của người dân đang tăng cao. Sở Công thương Hà Nam vừa có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, đơn vị phân phối hàng hóa trong tỉnh chủ động phương án dự trữ, tìm kiếm nguồn hàng, cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân sau bão.

Tỉnh ta có diện tích sông, ngòi, hồ, đầm, ruộng trũng khá lớn, là lợi thế cho khai thác nguồn thủy sản tự nhiên, với sản lượng hiện đạt gần 472 tấn/năm, chiếm 2,6% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh. Để nguồn lợi thủy sản tự nhiên thực sự phát huy hiệu quả cần quan tâm nuôi dưỡng và khai thác hợp lý, tránh để cạn kiệt nguồn lợi quan trọng này.

Những năm gần đây, thị trường xe máy điện khá sôi động với chủng loại, mẫu mã ngày càng đa dạng. Theo kết quả khảo sát tại một số cửa hàng, đại lý phân phối xe máy điện trên địa bàn thành phố Phủ Lý, trong 8 tháng năm 2024, số lượng xe máy điện bán ra thị trường tăng 10-15% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, lượng xe bán ra tăng mạnh khoảng 2 tháng trở lại đây do nhiều phụ huynh mua xe để làm phương tiện cho con đến trường.

Theo quy hoạch cấp nước vùng tỉnh Hà Nam đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có khoảng 40 nhà máy cung cấp nước sạch. Nguồn cấp nước chính đầu vào của các nhà máy là nguồn nước mặt sông Hồng và sông Đáy. Nếu nguồn sông Đáy bị ô nhiễm sẽ sử dụng nước sông Hồng là nguồn cấp đầu vào chính. Thời gian qua, nhiều công ty trên địa bàn tỉnh đã tập trung khai thác nước sông Hồng để làm nguồn cấp đầu vào cho các nhà máy, từng bước nâng cao chất lượng nước sinh hoạt phục vụ các hộ dân.

Chiều 9/9, đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp và làm việc với ông Kim Sung Ju, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Seoul Semiconductor Vina ( KCN Đồng Văn I, Duy Tiên). Cùng dự có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh uỷ.

Mặc dù, không có thiệt hại về người nhưng Hà Nam cũng là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề về sản xuất nông nghiệp do bão số 3 (Yagi) gây ra. Nhiều diện tích lúa mùa và hoa màu bị thiệt hại, tập trung chủ yếu ở các huyện Bình Lục, Lý Nhân và thị xã Duy Tiên. Vì vậy, ngay sau khi bão tan, các địa phương đã khẩn trương chỉ đạo ngành nông nghiệp, các đơn vị thủy nông, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) và bà con nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp tiêu úng, bó dựng lúa bị đổ, sớm phục hồi diện tích rau màu... nhằm giảm thiệt hại do bão số 3 gây ra và sớm khôi phục sản xuất.

Bão số 3 (YAGI) quét qua địa bàn tỉnh Hà Nam gây ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho khách hàng. Cụ thể, sự cố 106 lộ đường dây trung áp/131 đường dây trung áp, làm 270.000 khách hàng mất điện. Tuy nhiên, các đường dây cấp điện cho trụ sở Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành… không để xảy ra gián đoạn cung cấp điện.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 3 (Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp, gió mạnh, mưa lớn diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến biển và sâu vào đất liền khu vực miền Bắc nước ta. Để chủ động trong công tác phòng chống lụt bão, Công ty Điện lực Hà Nam (PC Hà Nam) đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các giải pháp đồng bộ.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy