kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Hướng dẫn mới nhất bằng hình ảnh giúp phân biệt cảm lạnh với cúm?

Hướng dẫn mới nhất bằng hình ảnh giúp phân biệt cảm lạnh với cúm?

Cảm lạnh và cúm có chung nhiều triệu chứng, có thể khiến bạn gần như không thể xác định được mình đang bị loại nào cho đến khi quá muộn?

Hắt hơi, ho và nghẹt mũi là những dấu hiệu của cả hai bệnh, nhưng sốt và đau nhức cơ thể diễn ra nhanh và mạnh là những dấu hiệu chỉ điểm bệnh cúm.

Trong khi cảm lạnh khiến bạn khó chịu trong một vài ngày, thì cúm lại có thể dẫn đến các biến chứng có thể gây tử vong.

Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng của hai loại vi-rút này và khi nào thì cần đi khám bác sĩ

Sốt, ớn lạnh và đau nhức cơ thể là những dấu hiệu báo động bệnh cúm chứ không chỉ là cảm lạnh thông thường

Các triệu chứng chung của cả cúm và cảm lạnh là hắt hơi, nghẹt mũi, ho và đau họng.

"Thường thì trong giai đoạn sớm nhất, có thể khó phân biệt giữa các bệnh này ", bác sĩ Brian Secemsky, bác sĩ nội khoa tại One Medical ở San Francisco, nói.

Chỉ điểm các triệu chứng

1. Bạn có bị sốt không?

Các triệu chứng đặc trưng của cúm bao gồm sốt cao, ớn lạnh, đau nhức người và buồn nôn.

Các triệu chứng cảm lạnh thường chỉ ở trong mũi, họng, tai và vùng ngực.

Bác sĩ nội khoa Gail Van Diepen tại Florida nói rằngsốt thường là dấu hiệu báo động lớn nhất cho thấy bạn bị cúm.

2. Bạn bị ốm có nhanh không?

Sự khởi đầu nhanh chóng của các triệu chứng cũng có thể giúp phân biệt giữa hai bệnh.

Hầu hết những người bị cảm lạnh thông thường đều trải qua các triệu chứng kiểu giống như cảm lạnh trong vài ngày trước khi đạt đến đỉnh điểm của bệnh.

Còn bệnh cúm thường phát ra nặng nề và nhanh chóng.

"Bệnh có thể nổ ra tức thời, phút trước bạn vẫn ổn và rồi ngay phút sau bạn đã bị đau đầu và bắt đầu toát mồ hôi lạnh", theo bác sĩ Van Diepen.

3. Chóng mặt, đau ngực, thở nông

Bác sĩ Secemsky khuyên bạn đi khám nếu bắt đầu cảm thấy chóng mặt, khó thở hoặc đau ngực vì đó là dấu hiệu cho thấy các triệu chứng cúm có thể đã phát triển thành viêm phổi hoặc nhiễm trùng.

“Các bà mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ trong vòng 24 giờ nếu trẻ bị sốt cao”, bác sĩ Van Diepen nói.

4. Không thể ngừng thở khò khè và ho? Đừng quá lo lắng

Thông thường đây là những dấu hiệu của cảm lạnh.

Chỉ khi nó chuyển thành các vấn đề về hô hấp thì bạn có thể mới phải quan tâm.

Tự chăm sóc như thế nào?

1. Tiêm phòng cúm

CDC khuyên mọi người nên tiêm phòng cúm để bảo vệ tốt nhất bản thân khỏi vi-rút và không bao giờ là quá muộn.

Ngay cả khi bị cúm, việc đã tiêm phòng cúm sẽ giúp cơ thể có cơ hội tốt hơn trong việc chống lại bệnh.

“Tiêm phòng cúm có thể giúp ngăn ngừa cúm và giảm cường độ bệnh nếu nó xảy ra - rất khuyến khích cho bất cứ ai không có chống chỉ định với vắc-xin này!” BS. Secemsky nói.

Các bác sĩ nói rằng nên tìm sự trợ giúp y tế trong vòng 24 giờ nếu bị sốt và ớn lạnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người già

2. Ngủ và bù nước

"Hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách nghỉ ngơi thật tốt và bổ sung nước đầy đủ có thể giúp giảm mức độ nặng của các triệu chứng", BS. Secemsky nói.

3. Giữ vệ sinh và đừng cố làm “kẻ tử vì đạo”

Nếu bạn nghĩ mình bị cúm, hoặc được chẩn đoán bị cúm, đừng đi làm và ngừng làm việc nhà.

Cả cảm lạnh và cúm đều là những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên rất dễ lây lan và lây qua tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh.

Bệnh có thể được lây qua hắt hơi, ho và chạm vào các bề mặt mang mầm bệnh.

Bất kể áp lực nào khiến bạn muốn đến văn phòng, sẽ tốt hơn cho mọi người nếu bạn không đến.

Để giảm thiểu nguy cơ truyền bệnh, bác sĩ Secemsky nói, “rửa tay thường xuyên [và] đeo khẩu trang...trong thời gian bị sốt có thể giúp giảm lây truyền vi-rút”.

4. Có thể thử các thuốc không kê đơn – nhưng chỉ trong giai đoạn sớm

Các thuốc không kê đơn có thể giúp làm giảm các triệu chứng của cả cảm lạnh và cúm và thuốc kháng vi-rút có hiệu quả nhất nếu được uống trong vòng 48 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng.

Sau đó, đã đến lúc tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên môn.

5. Khi nào cần đến bệnh viện

Không được mạo hiểm, nhất là với người già, người nghiện thuốc lá hoặc có bệnh lý từ trước.

Những người hút thuốc lá cũng dễ bị viêm phổi do cúm hơn, vì vậy họ cần tìm sự trợ giúp y tế ngay khi bắt đầu có triệu chứng.

Người cao tuổi và những người mắc các bệnh lý nội khoa từ trước, như đái tháo đường và bệnh phổi, đặc biệt nên tìm sự trợ giúp y tế vì họ dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng.

“Tuy phần lớn bệnh nhân mắc các triệu chứng cúm thường hồi phục khá tốt với tự chăm sóc tại nhà, song nên đặc biệt xem xét tìm sự trợ giúp y tế nếu người bệnh có tuổi cao và có bệnh mãn tính nghiêm trọng”, BS. Secemsky nói.

Cho dù có phù hợp với những mục này hay không, nhưng nếu bị nôn, tình trạng người bệnh có thể xấu đi nhanh chóng.

"Nôn có thể dẫn đến mất nước, do đó đáng để đi khám bác sĩ ngay trong ngày", cô nói.

Cho dù các bệnh viện có đông đúc và quá tải, thì BS. Van Diepen nói rằng bạn vẫn nên xếp hàng.

"Đừng chần chừ quá lâu để đi khám, và nếu bác sĩ không thể thấy bạn thì hãy chủ động và đừng cho rằng đó chỉ là cảm lạnh và trì hoãn vài ngày vì kết cục bạn có thể bị viêm phổi”.

Theo Dân trí

Hải Phong

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy