Tham vấn xây dựng Đề án xác lập khu bảo tồn Vọoc mông trắng tỉnh Hà Nam

Sáng 10/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo Đề án xác lập khu bảo tồn Vọoc mông trắng (VMT) tại huyện Kim Bảng. Đồng chí Trương Minh Hiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, chủ trì hội nghị.

Đồng chí Trương Minh Hiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Tham dự hội nghị còn có lãnh đạo tổ chức FFI (Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã Quốc tế); đại diện Vụ Quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng (Tổng cục Lâm nghiệp), Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ NN&PTNT); đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện lãnh đạo huyện Kim Bảng, Chủ tịch UBND các xã: Thanh Sơn, Liên Sơn và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng).

Năm 2016, theo kết quả điều tra, nghiên cứu, tổ chức FFI ghi nhận khu vực rừng trên địa bàn huyện Kim Bảng có cá thể VMT, là loài linh trưởng quý hiếm đặc hữu, chỉ có phân bố tự nhiên ở Việt Nam. Sau khi có báo cáo của tổ chức FFI, chính quyền, các ban ngành địa phương đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển loài VMT. Đặc biệt, ngày 18/5/2017 UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1265/UBND-NN&TNMT về chủ trương xây dựng Đề án thành lập khu bảo tồn loài sinh cảnh (KBTLSC) VMT tại huyện Kim Bảng.

Dự thảo Đề án xác lập KBTLSC VMT do đơn vị tư vấn trình bày tại hội nghị nêu rõ: Khu vực đề xuất xác lập KBTLSC nằm ở phía Tây Nam thành phố Phủ Lý, trên địa bàn hành chính thị trấn Ba Sao, xã Thanh Sơn và Liên Sơn (Kim Bảng). Tổng diện tích Khu vực đề xuất bảo tồn khoảng 2.438,3ha, trong đó diện tích đất có rừng 2.373,3 ha, chiếm 97,3%; diện tích đất chưa có rừng là 3,4 ha, tương ứng 0,14%; diện tích mặt nước khoảng 50 ha, chiếm 2,1%; đất khác 0,4%.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Kim Bảng, nơi xây dựng khu bảo tồn nêu ý kiến tại hội nghị.

Khu vực đề xuất thành lập KBTLSC VMT là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao. Bước đầu đã ghi nhận 488 loài thực vật bậc cao có mạch, 126 loài động vật có xương sống ở cạn, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Năm 2018 ghi nhận khu vực rừng trên địa bàn huyện Kim Bảng có 13 đàn với 73 cá thể VMT. Khu vực đề xuất thành lập KBTLSC là một khu vực liền dải, là nơi sinh cảnh sống chính của VMT, diện tích đủ lớn để bảo tồn và phát triển quần thể Vọoc ngoài tự nhiên cần phải tăng cường ...

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu tham luận, kết luận tại hội nghị đồng chí Trương Minh Hiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Tỉnh xác định phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Kim Bảng được tỉnh quy hoạch là huyện tập trung cho phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ. Đề án xác lập KBTLSC hoàn toàn phù hợp với chủ trương của tỉnh, phù hợp với quy hoạch vùng của huyện Kim Bảng.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, đơn vị tư vấn tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại hội nghị để hoàn thiện xây dựng Đề án. Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường cập nhật đầy đủ các ý kiến để đưa vào kiến nghị của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy để xử lý những tồn tại ở các khu vực theo hướng: Các doanh nghiệp đang hoạt động ảnh hưởng đến khu bảo tồn nên kiến nghị cho dừng hoạt động. Những doanh nghiệp đã được cấp phép, hoặc chưa được cấp phép đã có quy hoạch cũng kiến nghị dừng hoạt động ...

P.Hiền

Phạm Hiền

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy