Phần I: Địa lý (Chương XVII)

Chương XVII: CÔNG NGHIỆP – Tiểu THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG

I. Công nghiệp

Từ cuối thế kỷ XIX, bên cạnh các nghề tiểu thủ công gia đình trong các làng xã, ở Hà Nam bắt đầu xuất hiện các loại hình công nghiệp công xưởng, có quy mô lớn hơn, kinh doanh theo kiểu tư bản. Đó là các cơ sở công nghiệp của các chủ tư bản người Pháp và một số tiểu chủ, tiểu tư sản trong nước. Các cơ sở công nghiệp này chủ yếu khai thác đá ở những dãy núi đá vôi ven sông Đáy, những mỏ đá thuận tiện về giao thông ở các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm. Năm 1883, Ghiôm - một chủ tư sản người Pháp thành lập xưởng khai thác đá ở Kẻ Sở - Kiện Khê. Năm 1884, Bôren lập công trường khai thác đá ở Quyển Sơn...

Cho đến những năm 1930, ở Hà Nam đã có khoảng 18 mỏ khai thác đá, với sản lượng hàng trăm nghìn mét khối mỗi năm. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số xưởng làm gạch ngói, vôi, gốm sứ, chế biến tre, đường mật,... của các tiểu chủ, tiểu tư sản người Việt; xưởng chế biến sữa, thịt, sơ chế cà phê trong các đồn điền của Pháp, và ở khu vực thị xã Phủ Lý cũng đã xuất hiện một số cơ sở công nghiệp như xưởng in, trạm phát điện đi-ê-zen (ở phố Quy Lưu), xưởng sửa chữa ca nô, ô tô, may mặc, làm đồ gỗ, gò hàn,...

Tuy nhiên, đến trước Cách mạng tháng Tám (1945), cơ sở công nghiệp ở Hà Nam vẫn hết sức nhỏ bé. Hơn nữa, sau Cách mạng tháng Tám và nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều cơ sở công nghiệp đã ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất hoặc phải sơ tán, phân tán sản xuất.

Nền công nghiệp Hà Nam chỉ thực sự có những bước tiến đáng kể từ cuối những năm 1950, đầu những năm 1960, với việc cải tạo công nghiệp tư bản tư nhân, hình thành các xí nghiệp công tư hợp doanh và thành lập mới hàng chục nhà máy, xí nghiệp công nghiệp quốc doanh (cả của Trung ương và địa phương) trên địa bàn tỉnh. Nhiều cơ sở công nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian này như: Nhà máy đường Vĩnh Trụ (1959); Xí nghiệp đá vôi Kiện Khê (1959-1960); Nhà máy nhiệt điện Phủ Lý (1960); Xưởng nông cụ; Xưởng may mặc, cơ sở chế biến gỗ (1958-1960); Nhà máy thiết bị và kết cấu thép Phủ Lý (1963)... Tuy vậy, ngoại trừ một số nhà máy được trang bị máy móc, thiết bị cơ khí (như Nhà máy đường Vĩnh Trụ, Nhà máy nhiệt điện...), còn lại, phần lớn các cơ sở công nghiệp lúc bấy giờ chỉ có công nghệ sản xuất thủ công.

Trong những năm 1970 và đầu những năm 1980 trên địa bàn Hà Nam có thêm một số cơ sở công nghiệp quốc doanh được xây dựng và đi vào hoạt động như Nhà máy xi măng X-77 của Bộ Quốc phòng (năm 1977); Nhà máy xi măng Nội thương (năm 1978) và nhiều cơ sở công nghiệp quốc doanh địa phương của tỉnh và của các huyện, thị. Song, từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990, trong quá trình chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, nhiều cơ sở công nghiệp địa phương đã phải thu hẹp sản xuất, giải thể hoặc chuyển sang cổ phần hoá. Đến năm 1991, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá hiện hành) mới đạt gần 93,21 tỷ đồng và tổng sản phẩm (GDP) công nghiệp nói chung mới đạt trên 38,20 tỷ đồng, chiếm 7,27% trong cơ cấu GDP các ngành kinh tế trên địa bàn của tỉnh" (1).

Ngày nay, các ngành công nghiệp ở Hà Nam đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp trung bình trong các năm từ 1997 - 1999 là 14,0%/năm. Một số ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh như công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất bia, sản xuất khăn mặt, sản xuất nước máy. Các ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề đang phát triển mạnh và có chiều hướng được mở rộng.

Từ năm 2000 đến 2002, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 25,8%/năm, trong đó công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn tăng bình quân 31,1%; công nghiệp địa phương tăng bình quân 17,6%; công nghiệp quốc doanh địa phương tăng bình quân 9,9%; công nghiệp ngoài quốc doanh tăng bình quân 17,3%/năm. Giai đoạn này cũng là giai đoạn Hà Nam tập trung sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, khôi phục, mở rộng, phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, ngành nghề trong nông thôn. Nhờ vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Nam trong giai đoạn này có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với xu thế chung của cả nước, đồng thời tạo được cơ sở ban đầu để có thể hoà nhập với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước.

Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có sự chuyển đổi nhất định. Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nam, thời kỳ 1990 -1996, tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá hiện hành) vẫn giữ được chiều hướng tăng, năm 1990 chiếm 22,96%, đến năm 1996 là 26,24%; tỷ trọng của công nghiệp ngoài quốc doanh có chiều hướng giảm, năm 1990 chiếm 77,04%, đến năm 1996 chiếm 73,76% (chủ yếu do sự giảm sút ở khu vực kinh tế tập thể). Tỷ trọng công nghiệp khai thác mỏ giảm (ở đây khai thác đá là chủ yếu), năm 1990 chiếm 18,1%, đến năm 1996 còn khoảng 9,9%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến có xu hướng tăng từ 81,2% năm 1990 lên khoảng 84,6% năm 1996. Trong đó các ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, công nghiệp dệt, chế biến, sản xuất sản phẩm từ gỗ, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế có xu hướng tăng. Nhờ sự chuyển dịch cơ cấu nên công nghiệp Hà Nam đã có nhịp độ tăng trưởng tương đối khá, bình quân thời kỳ 1991 - 1996, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 1994) tăng khoảng 14,5%/năm. Năm 1997 so với năm 1996 tăng 9,02%.

Công nghiệp ngoài quốc doanh có mức tăng trưởng cao nhất, tới 13,1%/năm. Trong thành phần kinh tế nhà nước, công nghiệp quốc doanh trung ương có tỷ trọng giảm, năm 1990 chiếm 57,3%, đến năm 1996 còn khoảng 28,7%; công nghiệp quốc doanh địa phương có tỷ trọng tăng từ 42,7% năm 1990 lên khoảng 71,3% năm 1996. Trong công nghiệp ngoài quốc doanh, khu vực kinh tế tập thể có chiều hướng giảm sút nhanh chóng, tỷ trọng năm 1990 chiếm 47,2%, đến năm 1996 còn 6,1%; kinh tế tư nhân, cá thể và sản xuất nhỏ có chiều hướng tăng nhanh, năm 1990 chiếm 52,8%, đến năm 1996 là 93,9%, giữ vai trò quan trọng trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên nhịp độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ 1990 - 1996 của khu vực kinh tế tư nhân, cá thể và sản xuất nhỏ đạt khoảng 24,2%, trong khi đó kinh tế tập thể giảm mỗi năm tới 22,2%. về cơ cấu công nghiệp theo huyện, thị thì các huyện Lý Nhân, Kim Bảng và Duy Tiên là ba huyện chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm tới 77,6% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Lý nhân cũng là huyện có nhịp độ tăng trưởng công nghiệp cao nhất của tỉnh, bình quân khoảng 20%/năm thời kỳ 1991 - 1995, tiếp đến là các huyện Thanh Liêm và Duy Tiên.

Biểu 23. Tình hình tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

 

Tên sản phẩm

Đơn vị

1995

1997

1999

2000

2001

2002

Đá khai thác

103m3

770

934

1001

1109,6

1253,7

1432

Nước mắm

103lít

373

202

125

117

3

1,7

Gạo, ngô xay xát

103tấn

203

180

207

213

231

253

Miến, bún, bánh

Tấn

2542

4049

4160

4471

2695

2931

Bia các loại

103lít

916

1100

5617

5973

6286

7253,6

Vải lụa thành phẩm

103m2

2880

3328

2008

2388

2846

4506

Vải màn sợi bông

103m2

10400

3668

2389

2421

1761

1908

Khăn mặt các loại

103cái

964

1421

1317

1405

1534

511

Hàng thêu

Bộ

...

33200

40102

47192

49000

31600

Hàng ren

m2

...

11600

942

11066

18000

14100

Quần áo may sẵn

103cái

726

562

1693

2462

3344

2480

Gỗ xẻ các loại

103m3

...

2,88

2,7

2,8

3,0

4,1

Bột nhẹ

Tấn

...

8496

9913

10786

12291

27722

Vôi

103tấn

21,7

70,2

57,2

35,6

36,5

36,9

Xi măng

103tấn

28,1

68

571

815

963,3

1378,6

Gạch xây

Tr. viên

120,0

131,6

157,1

170,8

181,5

205,8

Ngói lợp

Tr. viên

4,2

5,6

5,3

2,7

2,8

2,5

Nông cụ cầm tay

103cái

123

91

133

109

141

113,2

Nước máy

103m3

750

1000

2496

2783

3345

3412

Giường, tủ bàn ghế

10m3chiếc

...

66,6

80,6

83,6

105,4

123,7

Mức tăng trưởng công nghiệp cao gấp hơn 1,1 lần so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế, do đó công nghiệp đã đóng góp ngày càng nhiều trong GDP nền kinh tế của tỉnh. Năm 1996, tỷ trọng GDP công nghiệp trong cơ cấu GDP toàn nền kinh tế của tỉnh chiếm khoảng 10,3%; năm 1997 đạt khoảng 9,98%; trong thời kỳ 1990 - 1996 công nghiệp đã thu hút thêm được khoảng 5 nghìn lao động, chiếm khoảng 12,83% trong tổng số lao động được thu hút thêm vào nền kinh tế quốc dân toàn tỉnh cùng thời gian này. Trong đó công nghiệp chế biến thu hút nhiều nhất tới 3,2 nghìn lao động và cũng là phân ngành có số lao động đông nhất, tới 7,1 nghìn người; năng suất lao động công nghiệp thời kỳ 1991 - 1996 tăng bình quân năm khoảng 10,8%/năm, trong đó công nghiệp khai thác mỏ tăng khoảng 8,1%/năm.

Sản xuất thực phẩm và đồ uống có mức tăng trưởng cao nhất là 14,0%/năm, tiếp đến là các ngành chế biến, sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre là 13,8%/năm. Trong 2 năm 1990 - 1991 công nghiệp Hà Nam vẫn có chiều hướng suy giảm, bắt đầu từ năm 1992 công nghiệp Hà Nam có chiều hướng tăng dần với nhịp độ ngày càng cao.

Trên địa bàn Hà Nam đến năm 2002 đã có 20.193 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Trong đó có 17 cơ sở công nghiệp thuộc kinh tế nhà nước (do Trung ương quản lý 4 cơ sở và địa phương quản lý 13 cơ sở), còn lại chủ yếu thuộc kinh tế cá thể, tư nhân.

Biểu 24. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam 1995 - 2002

(Theo giá hiện hành)

Đơn vị tính: triệu đồng

 

 

 

 

Năm

 

 

 

Tổng số

Chia ra

Nhà nước

 

Ngoài

quốc

doanh

Khu vực

có vốn

đầu tư

nước

ngoài

 

Tổng số

Chia ra

Trung

ương

Địa

phương

1995

277386

46726

22157

24569

230660

-

1997

396403

111966

31229

80737

284437

-

1999

1030528

687311

575753

111558

343217

-

2000

1307131

894519

762721

131798

412612

-

2001

1559333

1086325

940544

145781

473008

-

2002

1886897

1287867

1135781

152086

564864

34166

 

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2002.

Nhà máy xi măng Bút Sơn.

Các ngành công nghiệp chủ đạo của Hà Nam hiện nay là xi măng, vật liệu xây dựng và công nghiệp dệt may.

Trên địa bàn Hà Nam hiện có 6 cơ sở sản xuất xi măng là Công ty Xi măng Bút Sơn; Công ty Xi măng X77; Nhà máy Xi măng Nội thương; Công ty Xi măng Kiện Khê; Công ty Tân Phú Xuân và Công ty TNHH Việt Trung.

-     Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gồm có sản xuất gạch, ngói, khai thác đá, sỏi và sản xuất vật liệu xây dựng khác. Đến năm 2002, Hà Nam có 3 xí nghiệp sản xuất gạch nung tuy-nen; công suất mỗi năm đạt 45 - 50 triệu viên, có khả năng đáp ứng được 70% nhu cầu thị trường trong tỉnh. Ngoài ra, còn có một số cơ sở khai thác và chế biến vật liệu xây dựng khác của tỉnh và các ngành ở trung ương, tập trung chính ở khu vực xã Thanh Thủy (huyện Thanh Liêm), như Công ty đá vôi Kiện Khê; Xí nghiệp Đá số 1; Xí nghiệp Đá đường sắt; Công ty Vật tư giao thông 2; Công ty Vật liệu xây dựng Thanh Liêm; Công ty Vật liệu xây dựng Kim Bảng...

Năm 1997, Hà Nam có các cơ sở sản xuất gạch ngói thuộc khu vực quốc doanh, gồm cơ sở Mộc Bắc (huyện Duy Tiên), Khả Phong (huyện Kim Bảng), Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm... với năng lực sản xuất khoảng 46 triệu viên/năm. Ngoài ra, khu vực ngoài quốc doanh có khả năng sản xuất khoảng 100 triệu viên/năm. Hiện chỉ có xí nghiệp gạch Mộc Bắc (trước đây thuộc Tổng Công ty Xây dựng sông Đà, nay thuộc quản lý của Sở Xây dựng Hà Nam) là cơ sở gạch nung lò tuy- nen, còn tất cả các cơ sở khác đều nung gạch trong lò đứng hoặc lò Hốp - man.

-       Hà Nam hiện có 1 cơ sở dệt là Công ty dệt Hà Nam. Công ty này đã và đang đầu tư vào khu công nghiệp Đồng Văn, đã nhập dây chuyền kéo sợi, dệt vải công nghệ dệt của Cộng hoà Liên bang Đức và của Nhật Bản. Hàng năm Công ty dệt khoảng 10 triệu m2 vải. Thiết bị dây chuyền kéo sợi, đánh ống mà Công ty đầu tư tại thị xã Phủ Lý khá hiện đại. Quy mô dây chuyền máy kéo sợi có 40 nghìn cọc, sản xuất 8 nghìn tấn sợi/năm.

Đến năm 2002, trên địa bàn Hà Nam đã có 6 nhà máy may do 4 công ty quản lí. Số lượng máy may là 4.500 máy; sản xuất hàng xuất khẩu năm 2002 đạt 16,0 triệu USD.

Một số cơ sở nghiệp công nghiệp tiêu biểu trên địa bàn của tỉnh

1.  Nhà máy đường Vĩnh Trụ là một trong những cơ sở công nghiệp quốc doanh có quy mô khá lớn được thành lập đầu tiên trên địa bàn của tỉnh. Nhà máy được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1959, tại thị trấn Vĩnh Trụ (huyện Lý Nhân), với công suất 25 tấn mía/ngày. Những năm 1970, 1980 nhà máy có trên 1.000 công nhân, sản xuất phát triển khá ổn định. Mặt hàng chủ yếu là đường trắng, đường phèn các loại. Đến những năm 1990, do chuyển đổi cơ chế, nhà máy được chuyển giao cho Tổng Công ty mía đường miền Bắc quản lý (năm 1992), sau đó, đổi thành Công ty Chế biến thực phẩm Vĩnh Hà. Thời kỳ này, do công nghệ sản xuất lạc hậu, sản phẩm khó tiêu thụ và do sản xuất mía của dân cư trong vùng giảm mạnh, vùng nguyên liệu bị thu hẹp, lại không ổn định, nên Công ty đã tiến hành sắp xếp lại sản xuất, giảm bớt biên chế lao động, chuyển đổi mặt hàng sang sản xuất bia, nước giải khát, bánh kẹo, chế biến thức ăn gia súc và cả chế biến muối i-ốt. Năm 2002, Công ty chỉ còn 169 cán bộ, công nhân viên; doanh thu đạt trên 3,62 tỷ đồng.

2.  Công ty đá vôi Kiện Khê là cơ sở công nghiệp quốc doanh địa phương của tỉnh. Công ty đóng trên địa bàn thị trấn Kiện Khê. Năm 1959, công ty bắt đầu được khởi công xây dựng và năm 1960 đã đi vào hoạt động. Tổng số cán bộ, công nhân viên ngày đầu thành lập là 1.700 người. Đến năm 2002, tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty còn 201 người.

Công ty sản xuất chế biến đá, sản xuất tấm lợp, vôi nghiền và bột đá. Năm 2000 và 2001 mỗi năm đạt 250.000 m3 đá, 13.000 tấm lợp và 7.000 tấn bột đá. Doanh thu của Công ty những năm 2000 - 2002 đạt khoảng 7 tỷ đồng/năm và mỗi năm đóng góp cho ngân sách là 130 triệu đồng.

3.  Công ty xi măng X-77 (Bộ Quốc phòng) thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước; Công ty đóng trên địa bàn xã Liên Sơn (huyện Kim Bảng). Nhà máy được khởi công xây dựng tháng 1 năm 1977 và đến tháng 5 năm 1977 hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động. Tổng số cán bộ, công nhân viên chức ngày đầu thành lập là 200 người; đến nay số cán bộ, công nhân viên chức đã lên đến 550 người. Các sản phẩm chính của Công ty hiện nay là xi măng PCB-300, gạch Blốc, khai thác đá và công ty tham gia các hoạt động thi công xây lắp công trình xây dựng; sản lượng sản phẩm các loại xi măng PCB-300 là 9,9 vạn tấn/năm; gạch Blốc 5 triệu viên/năm; đá thương phẩm 250.000m3/năm.

Giá trị tổng sản lượng của Công ty đạt khoảng 49,6 tỷ năm 1999; năm 2001 đạt 56 tỷ và năm 2002 đạt 70 tỷ đồng. Hàng năm Công ty nộp ngân sách nhà nước là 4 tỷ đồng. Do những thành tích trong sản xuất, Công ty đã được Nhà nước tặng các Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì và hạng ba; các Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì và hạng ba. Sản phẩm xi măng đạt Huy chương vàng chất lượng cao và đạt giải Bạc chất lượng Việt Nam, đạt tiêu chuẩn ISO-9002.

4.  Nhà máy xi măng Nội thương thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý; đóng trên địa bàn xã Liên Sơn (huyện Kim Bảng). Năm 1978, nhà máy được khởi công xây dựng; tháng 1 năm 1980, nhà máy được hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động. Tổng số cán bộ, công nhân viên ngày đầu thành lập là 450 người; Năm 2002 số cán bộ công nhân viên còn 309 người. Các sản phẩm chính của nhà máy là xi măng PCB 30-TCVN-6062, sản lượng 3 vạn tấn/năm; sản phẩm thứ hai của nhà máy là bột xây, sản lượng 3.000 tấn/năm.

Giá trị tổng sản lượng hàng năm của doanh nghiệp đạt khoảng 15 tỷ đồng, năm 2001 đạt 15,5 tỷ đồng. Hàng năm nhà máy đóng góp vào ngân sách là 1 tỷ đồng. Với những thành tích trong sản xuất, nhà máy đã được nhận 2 Huân chương Lao động; sản phẩm xi măng PCB 30 đã 3 lần đạt huy chương Vàng vào các năm 1992, 1993 và 1994.

5.  Công ty Xi măng Kiện Khê (trước đây là Nhà máy xi măng Kiện Khê); đóng tại thị trấn Kiện Khê; được thành lập tháng 12/1994, là cơ sở công nghiệp xi măng đầu tiên của tỉnh Nam Hà (cũ) nay là thuộc tỉnh Hà Nam. Được lắp đặt dây chuyền công nghệ lò đứng của Trung Ọuốc. Năm 1995, nhà máy đã ra được mẻ xi măng đầu tiên. Theo công suất thiết kế nhà máy sẽ đạt 8,2 vạn tấn đến 8,5 vạn tấn/năm. Lúc thành lập Công ty mới có 20 cán bộ, công nhân. Hiện nay Công ty có 260 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 13 kỹ sư, 100 cán bộ trung cấp, còn lại 147 người là công nhân kỹ thuật từ bậc 2 đến bậc 6. Năm 2001 nhà máy đã đạt công suất 8,4 vạn tấn, đạt giá trị tổng sản lượng gần 40 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước đạt 2,2 tỷ đồng. Sản phẩm của Công ty là xi măng PCB 300, được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng như làm đường giao thông, kênh mương nông thôn...

6. Công ty Xi măng Bút Sơn (trước đây là Nhà máy Xi măng Bút Sơn) là doanh nghiệp Nhà nước, có trụ sở đặt tại thôn Hồng Sơn (xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng). Nhà máy được đầu tư xây dựng theo Quyết định phê duyệt số 573/TTg ngày 23/11/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Công suất thiết kế là 4.000 tấn Clanhke/ngày; nhà máy được khởi công xây dựng ngày 27/8/1995 và đến ngày 29/8/1998 nhà máy đã bắt đầu thực hiện sấy lò và có sản phẩm chính thức ngày 04/11/1998; đến ngày 20/7/1998 Hội đồng nghiệm thu Nhà nước chính thức nghiệm thu và nhà máy bắt đầu chính thức đi vào sản xuất. Trong giai đoạn thực hiện dự án, số cán bộ tham gia thực hiện từ 30 người tăng lên đến 120 người. Thời gian khi hình thành và bước đầu đi vào sản xuất công ty xi măng Bút Sơn có 955 người, sau khi ổn định tổ chức sản xuất, cán bộ công nhân viên của công ty là 1.063 người. Tháng 8 năm 2001, sáp nhập công ty bao bì Nam Định vào thành một bộ phận của Công ty, nâng tổng số cán bộ của Công ty lên 1.234 người.

Sản phẩm chính của Công ty là xi măng PCB30 và PCB40 theo tiêu chuẩn Việt Nam 2682 - 1999; và vỏ bao xi măng 25 triệu bao/năm. Công suất của nhà máy đạt 1,4 triệu tấn xi măng/năm. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp: năm 1999 sản lượng sản xuất đạt 800 nghìn tấn Clanhke, tiêu thụ 750 nghìn tấn sản phẩm; đạt doanh thu 354 tỷ đồng; nộp ngân sách 24,6 tỷ đồng; năm 2000 sản lượng xi măng đạt 716 nghìn tấn và 515 nghìn tấn Clanhke, đạt doanh thu 748 tỷ đồng, nộp ngân sách 44,0 tỷ đồng; năm 2001 sản lượng xi măng của công ty đạt 798 nghìn tấn và 539 nghìn tấn Clanhke, doanh thu đạt 786 tỷ đồng, nộp ngân sách 48 tỷ đồng; 6 tháng năm 2002 công ty tiêu thụ được 626 nghìn tấn xi măng và 69 nghìn tấn Clanhke, ước đạt 887 tỷ đồng doanh thu và nộp ngân sách 55 tỷ đồng.

Tình hình công nghiệp quốc doanh thời kỳ 1995 - 2002, tổng số các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Nam có những biến đổi lớn, năm 1995 Hà Nam có 28 doanh nghiệp nhà nước đến năm 2002 chỉ còn 17 doanh nghiệp, giảm 40%.

Biểu 25. Số cơ sở công nghiệp quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Đơn vị: Cơ sở

Tổng số

1995

1997

1999

2000

2001

2002

- Nhà nước

28

27

24

21

14

17

+ Trung ương quản lý

7

8

5

5

4

4

+ Địa phương quản lý

21

19

19

16

10

13


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2002.


Tình hình công nghiệp ngoài quốc doanh thời kỳ 1990 - 2002 có những chuyển biến tích cực. Mặc dù kinh tế tập thể có chiều hướng giảm sút nhanh chóng, tỷ trọng năm 1990 chiếm tới 47,2% thì đến năm 1996 chỉ còn 6,1% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, song các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể và sản xuất nhỏ trong công nghiệp lại có xu hướng phát triển mạnh, năm 1990 chiếm 52,8% đến năm 1996 đã vươn lên chiếm tới 93,9% và đã chiếm giữ vai trò quan trọng, quyết định trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

 

Biểu 26. Cơ cấu và nhịp độ phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh

Đơn vị: %

 

 

Cơ cấu và nhịp độ phát triển

Tăng bình quân/năm

1990

1996

Kinh tế ngoài quốc doanh

100,0

100,0

13,1

- Kinh tế tập thể

47,2

6,1

-22,2

- Kinh tế tư nhân

0,3

-

-

- Kinh tế cá thể và sản xuất nhỏ

49,1

93,9

24,2

- Kinh tế hỗn hợp

3,4

-

-


Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Nam đến năm 2010.


Số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh đã tăng từ 12.186 cơ sở năm 1990 lên 16.253 cơ sở năm 1995 và 20.175 cơ sở năm 2002. Hiện chưa có số liệu thống kê chi tiết số cơ sở của các thành phần kinh tế cụ thể trong những năm gần đây, song qua số liệu của các năm từ 1990-1995 (Biểu 27) có thể thấy phần lớn các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nam là thuộc các thành phần tư nhân, cá thể, hộ gia đình. Trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tính đến thời điểm 31/12/2002 đã có 315 doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, trong đó có 242 công ty TNHH, 47 doanh nghiệp tư nhân và 26 công ty cổ phần, với tổng số vốn đăng ký trên 379,22 tỷ đồng. Với sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp (do Nhà nước ban hành năm 2000) và sự khuyến khích, tạo thuận lợi của các cơ chế, chính sách của tỉnh, ngày càng có nhiều cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng thành lập hoặc chuyển đổi sang các loại hình doanh nghiệp nói trên.

 

Biểu 27. Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh (1990 -1995)

Đơn vị: Cơ sở

 

1990

1991

1992

1993

1994

1995

Tổng số

12.186

12.107

11.786

12.662

14.025

16.253

- Kinh tế tập thể

46

37

29

31

27

23

- Kinh tế tư nhân

2

-

3

2

5

4

- Kinh tế cá thể

12.138

12.070

11.754

12.626

13.986

16.219

- Kinh tế hỗn hợp

-

-

-

3

7

7

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Hà 1990 - 1996.

 

Cho đến nay các xí nghiệp và cơ sở công nghiệp nhà nước (quốc doanh) vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã Phủ Lý và các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm. Các huyện Duy Tiên, Lý Nhân là những huyện có cơ sở công nghiệp nhiều nhất tỉnh, song chủ yếu là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh, thuộc loại hình tư nhân, cá thể, hộ gia đình và các thành phần kinh tế khác.

 

Biểu 28. Phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp theo huyện, thị

Đơn vị: Cơ sở

 

2000

2001

2002

Tổng số

16.458

18.062

20.193

- Thị xã Phủ Lý

1.153

1.061

1.136

- Huyện Bình Lục

1.821

1.859

1.976

- Huyện Duy Tiên

4.536

6.471

6.857

- Huyện Kim Bảng

1.378

1.749

1.873

- Huyện Lý Nhân

5.448

5.772

6.144

- Huyện Thanh Liêm

2.122

2.104

2.207


Nguồn: Sđd, Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2002, 2003.


Để tổ chức phát triển công nghiệp trên địa bàn, Hà Nam đang quy hoạch và đầu tư xây dựng một số khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp làng nghề. Đến năm 2002 đã hình thành 3 cụm/ khu công nghiệp tập trung là Khu công nghiệp Đồng Văn, Khu công nghiệp Châu Sơn và Khu công nghiệp Hoàng Đông, với tổng diện tích quy hoạch gần 500 ha. Các khu công nghiệp này sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng (đường giao thông, điện, cấp thoát nước, nhà xưởng, kho bãi, hệ thống xử lý môi trường...) cho các doanh nghiệp thuê sử dụng mặt bằng để sản xuất kinh doanh, với cơ chế thuận lợi, thông thoáng.

Các khu công nghiệp tập trung của tỉnh Hà Nam (đến năm 2003)

1.  Khu công nghiệp Đồng Văn: Địa điểm xây dựng tại thị trấn Đồng Văn (huyện Duy Tiên), giáp bên Quốc lộ 1A, cách Hà Nội 45 km, điều kiện giao thông thuận lợi. Khu công nghiệp có tổng diện tích quy hoạch 154ha (giai đoạn I là 110ha giai đoạn II mở rộng thêm 44ha); tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng là 150 tỷ đồng. Hiện tại đã có 110 ha hoàn thành kết cấu hạ tầng và đã có 23 doanh nghiệp được giao mặt bằng sử dụng, với diện tích 62 ha.

2.  Khu công nghiệp Châu Sơn: Được xây dựng tại xã Châu Sơn (thị xã Phủ Lý); có diện tích quy hoạch 200ha (giai đoạn I là 91ha, giai đoạn II là 109 ha); tổng vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 300 tỷ đồng. Điều kiện giao thông của khu công nghiệp tập trung này cũng rất thuận lợi cho các doanh nghiệp. Hiện tại tỉnh đã và đang giao mặt bằng sử dụng cho 10 doanh nghiệp với diện tích 25ha và đang xúc tiến đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp.

3.  Khu công nghiệp Hoàng Đông: Đang được xây dựng tại xã Hoàng Đông (huyện Duy Tiên); tổng diện tích quy hoạch 137ha (giai đoạn I là 50ha, giai đoạn II là 87ha); tổng mức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 200 tỷ đồng. Khu công nghiệp này gần kề với nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp và có thể thu hút một bộ phận đáng kể các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề trong vùng.

II.       TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Hà Nam phát triển từ rất sớm với nhiều loại ngành nghề đa dạng. Nhiều làng nghề và sản phẩm ngành nghề thủ công của Hà Nam từ xưa đã nổi tiếng như dệt lụa ở Nha Xá, tơ lụa Từ Đài, đậu phụ làng Đầm, Liêm Chính, bún làng Tái, bánh đa nem ở Nguyên Lý, Hoà Lý, nghề sừng ở Đô Hai, mây giang đan ở Ngọc Động, gốm mỹ nghệ ở Quế... Ngày nay nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống vẫn được duy trì, phục hồi và mở rộng; nhiều ngành nghề, làne nghề mới cũng hình thành và phát triển năng động. Các sản phẩm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Hà Nam cũng đa dạng, phong phú, đáp ứng theo yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Theo số liệu điều tra nông thôn - nông nghiệp của Cục Thống kê Hà Nam năm 2001 thì trên địa bàn tỉnh hiện có 25 làng nghề. Trong đó có 4 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm (làm bún và bánh đa nem) với 2.258 hộ; làng nghề dệt vải có 2 làng với 739 hộ; làng nghề ươm tơ có 1 làng với 310 hộ; làng nghề làm đồ sừng mỹ nghệ có 1 làng với 150 hộ; làng nghề sản xuất cơ khí có 1 làng với 205 hộ; làng nghề thêu ren có 5 làng với 1.518 hộ; làng nghề mây tre đan có 3 làng với 713 hộ; làng nghề làm nón có 4 làng với 428 hộ; làng nghề làm trống có 1 làng với 500 hộ; làng nghề làm mộc có 1 làng với 130 hộ; làng nghề nuôi tằm có 1 làng với 600 hộ; làng nghề đan cót có 1 làng với 876 hộ.

Các làng nghề phát triển tập trung chủ yếu ở các huyện Duy Tiên có 9 làng (chủ yếu làm các nghề dệt vải, nuôi tằm, ươm tơ, thêu ren, mây tre đan, làm mộc, làm trống); huyện thanh Liêm có 7 làng (với các nghề thêu ren, làm bún, làm nón); huyện Lý Nhân có 3 làng, huyện Bình Lục có 5 làng với các nghề làm dũa cưa, sừng mỹ nghệ, mây tre đan, làm bún bánh, với các nghề dệt vải, đan cót, bánh đa nem...

Các làng nghề phát triển đã góp phần tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn trong tỉnh. Theo số liệu điều tra ngành nghề nông thôn Hà Nam năm 2000, thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề đạt 315 nghìn đồng/tháng; còn những người lao động chuyên ngành nghề có thu nhập bình quân khoảng 501 nghìn đồng.

Cùng với phục hồi, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống các vùng nông thôn của Hà Nam cũng đã và đang phát triển các ngành nghề mới, làng nghề mới.

Biểu 29. Các làng nghề ở Hà Nam

Huyện

Tên xã

Làng nghề

Ngành nghề

TX. Phủ Lý

Thanh Châu

Bảo Lộc

Thêu ren

 

 

 

 

Duy Tiên

Mộc Nam

Nha Xá

Dệt vải

Chuyên Ngoại

Từ Đài

Ươm tơ

Yên Bắc

Bùi Xá

Vũ Xá

Đô Lương

Mây tre đan

Thêu ren

Làm mộc

Hoàng Đông

Ngọc Động

Mây tre đan

Đọi Sơn

Đọi Tam

Làm trống

Tiên Phong

An Mông

An Mông

Thêu ren

Nuôi tằm

 

 

 

 

Thanh Liêm

Thanh Hà

An Hoà

Hoà Ngãi

Thêu ren

Thêu ren

Thanh Nguyên

Kim Lũ

Làm bún

Thanh Phong

Bói Hạ

Phố Bói

Làm nón

Làm nón

Liêm Sơn

Thôn Khoái

Thôn Quán

Làm nón

Làm nón

 

 

 

Bình Lục

Đinh Xá

Thôn Đinh

Thôn Trung

Làm bún

Làm bún

An Đổ

An Đổ

Rũa cưa

An Nội

Câu Thượng

Mây tre đan

An Lão

Đô Hai

Làm đồ sừng

 

Lý Nhân

Nguyên Lý

Hoà Lý

Bánh đa nem

Đạo Lý

Thọ Chương

Đan cót

Hoà Hậu

Đại Hoàng

Dệt vải

 

Biểu 30. Quy mô và cơ cấu ngành nghề

 

Phân loại

Số cơ sở

Tỷ lệ%

Số LĐ

Tỷ lệ%

1.Theo hình thức tổ chức

57.752

100%

108.575

100%

- HTX, tổ hợp

794

1,4

20.598

19,0

- Doanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH

39

0,1

1.204

1,1

- Doanh nghiệp Nhà nước

01

-

7

-

- Hộ nông nghiệp kiêm ngành nghề

51.968

90,0

78.415

72,2

- Hộ chuyên ngành nghề

4.950

8,5

8.351

7,7

2. Phân loại theo ngành nghề

49.608

100%

90.768

100%

- Chế biến nông - lâm - thuỷ sản

9.239

18,6

16.520

18,6

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

28.677

57,8

48.192

53,1

- Xây dựng

1.529

3,1

10.316

11,4

- Các nghề khác

5.982

12,1

8.375

9,2

3. Một số ngành nghề có số cơ sở chiếm tỷ lệ khá là:

 

 

 

 

- Nhóm chế biến nông-lâm-thuỷ sản

9.239

100%

16.520

100%

+ Xay xát, nghiền

2.046

22,2

2.539

15,4

+ Làm bánh bún

2.949

31,9

6.261

37,9

+ Chế biến gỗ và lâm sản khác

2.361

25,6

5.096

30,9

+ Làm nón

1.363

14,8

1.847

11,2

- Nhóm sản xuất TTCN

28.677

100%

48.192

100%

+ Dệt, thêu, làm thảm

14.763

51,5

22.948

47,6

+ Mây tre đan, mỹ nghệ

5.613

19,6

11.564

24,0

+ Các ngành nghề khác

6.945

24,2

8.457

17,6

- Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng

1.529

100%

10.316

100%

+ Làm gạch, ngói, tấm lợp.

464

30,3

2.326

22,5

+ Sản xuất vôi, bột nhẹ

 

 

2.037

19,7

+ Khai thác đá, đá sét, sx xi măng

676

44,2

4.499

43,6

 

Nguồn: Số liệu điều tra ngành nghề nông thôn Hà Nam, năm 2011.


Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động một số ngành nghề nông thôn tỉnh Hà Nam phần lớn chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Lao động ngành nghề chủ yếu do tự học, tự nâng cao tay nghề trong quá trình sản xuất ngành nghề.

Thu nhập bình quân một hộ trong một năm từ sản xuất ngành nghề của một số ngành nghề nông thôn tỉnh Hà Nam (theo số liệu điều tra năm 2000) như sau: dệt vải 2.600 nghìn đồng; gốm mỹ nghệ 8.470 nghìn đồng; mây giang đan 6.854 nghìn đồng; dâu tằm 5.222 nghìn đồng; dệt lụa 5.667 nghìn đồng; trống 6.707 nghìn đồng; dũa cưa 2.813 nghìn đồng; rượu đặc sản 5.319 nghìn đồng; sừng mỹ nghệ 2.418 nghìn đồng; bánh đa nem 3.403 nghìn đồng; đan cót 3.198 nghìn đồng; khai thác vật liệu xây dựng, đá 17.720 nghìn đồng.

Trình độ công nghệ sản xuất của đa số các ngành nghề nông thôn ở Hà Nam năm 2000 là vào loại độ trung bình, một số vẫn còn ở trình độ lạc hậu như dệt vải, dệt lụa, gốm... Trình độ kỹ thuật thủ công và bán cơ khí là chủ yếu. Phần lớn trang thiết bị nhà xưởng là ở mức thô sơ, dễ mua sắm, quy mô nhỏ.

Một số làng nghề tiêu biểu ở Hà Nam hiện nay

1.  Làng nghề dệt Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên) là làng nghề truyền thống về dệt vải, lụa tơ tằm, đũi, có từ lâu đời và rất nổi tiếng của Hà Nam. Theo ngọc phả của làng cũng như theo nhiều tư liệu văn hoá, lịch sử, thì nghề ươm tơ, dệt lụa ở đây có từ đầu thế kỷ XIII, thời Trần, do chính Huệ Nhân Vương Trần Khánh Dư huấn dạy cho dân làng. Lúc đầu là dêt xăm, vợt làm phương tiện vớt cá bột trên sông Hồng để phát triển nghề ươm thả cá, sau mới phát triển thành nghề ươm tơ, dệt lụa. Cho đến thế kỷ XV, VII và những thế kỷ tiếp sau, nghề ươm tơ, dệt lụa ở Nha Xá đã đạt tới trình độ kỹ nghệ khá cao, nổi tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Vải, lụa được dệt bằng các khung dệt thủ công, khổ vải chỉ 35 - 40 cm. Nguyên liệu chính là tơ, kén tằm mua từ khắp các nơi trong vùng, mà chủ yếu là mua của các làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ khá nổi tiếng như: Từ Đài, Yên Lệnh (xã Chuyên Ngoại), An Mông (xã Tiên Phong), Hoàn Dương (xã Mộc Bắc)... Cho đến những năm 1930 (thế kỷ XX), các khung dệt được cải tiến, khổ vải được nâng lên 80 cm. Ngoài nguyên liệu tơ tằm trong vùng và các nơi khác trong nước, Nha Xá còn nhập cả sợi, tơ Tứ Xuyên (Trung Quốc) và của Nhật Bản(*). Sản phẩm cũng đa dạng hơn, như lụa, đũi, lượt, lĩnh, xăng toan, khăn vặn... chất lượng không thua kém lụa, đũi Vạn Phúc (tỉnh Hà Đông) và lụa Hàng Châu (Trung Quốc) thời bấy giờ.

Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những thập kỷ trước đổi mới, nghề dệt Nha Xá cũng như nhiều làng nghề khác đã trải qua không ít thăng trầm, nhưng người dân Nha Xá vẫn “tử vì nghiệp”, vẫn giữ nghề và phát triển nghề của làng. Cuối những năm 1980, sản lượng vải, lụa của Nha Xá đã đạt trên 400 nghìn m2 mỗi năm. Từ đầu những năm 1990 trở lại đây, nghề dệt Nha Xá phát triển mạnh ở các hộ gia đình. Hầu như nhà nào cũng có 1 - 2 khung dệt. Nhiều hộ đã dùng mô tơ điện để guồng tơ, đánh suốt và dệt vải, lụa. Khổ vải dệt cũng đã có loại 1 - 1,2m.

Tính đến năm 2002, làng dệt Nha Xá có khoảng 500 khung dệt, công suất đạt 850 nghìn đến 1 triệu mét lụa/năm, tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.700 lao động. Trung bình cứ 3 người đảm nhiệm một máy dệt. Nhiều gia đình có tới 2 - 3 máy dệt và tổ chức khép kín các công đoạn sản xuất, từ mua nguyên liệu đến bán sản phẩm. Trong làng cũng đã hình thành sự phân công lao động mang tính chuyên môn hoá theo mặt hàng và theo công đoạn sản xuất. Sản phẩm lụa, đũi tơ tằm của Nha Xá hiện được tiêu thụ khắp các vùng, miền trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Hơn thế nữa, sự phát triển của làng dệt Nha Xá những nãm gần đây còn tạo thuận lợi cho sự phục hồi và phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ của nhiều xã trong huyện và trong tỉnh.

2.  Làng nghề thêu ren xã Thanh Hà (huyện Thanh Liêm). Làng nghề này gồm 7 thôn, nằm cạnh quốc lộ 1A, có 2.626 hộ với 11.000 khẩu. Trong đó, nghề thêu ren tập trung chủ yếu ở thôn An Hoà và thôn Hoà Ngãi. Các thôn khác cũng có người làm nghề, nhưng không nhiều. Năm 2002, cả xã có 2.002 hộ làm nghề thêu ren, chiếm 76,2% số hộ trong xã, với khoảng 6.500 lao động làm nghề. Trước đây ở xã Thanh Hà, nghề thêu ren chỉ có ở một số hộ với những sản phẩm đơn giản như: gối, trướng, cờ... Vốn sản xuất của người lao động manh mún nhỏ bé, công cụ thô sơ, sản xuất dựa vào sức người và sự khéo léo của đôi tay. Sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở thành phố. Việc truyền nghề trước đây thường kiêng kỵ đối với người ngoại tộc.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, làng nghề mở rộng quy mô, nghề thêu ren được truyền dạy rộng rãi, sản xuất không ngừng phát triển. Từ năm 1975 đến năm 1989, là thời kỳ thịnh vượng của làng nghề: sản phẩm đa dạng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ năm 1990 đến nay do chuyển đổi cơ chế, thị trường truyền thống bị thu hẹp nên nghề thêu ren ở Thanh Hà gặp phải không ít khó khăn, song cũng đã tìm được hướng đi để tồn tại và phát triển. Hiện nay, sản phẩm thêu ở đây đã xuất khẩu đi nhiều nước, chủ yếu xuất sang các nước châu Âu và một phần xuất sang các nước Bắc Á.

3.  Làng nghề An Đổ (xã An Đổ, huyện Bình Lục) là làng nghề truyền thống làm rũa cưa. Nghề này có từ khoảng gần 60 năm trước đây, do một số người ở thôn Đại Phu đi làm nghề thợ xẻ, thợ cưa rồi tiếp thu được nghề của các thợ làm rũa cưa ở Hà Nội. Lúc đầu chỉ có một số hộ ở Đại Phu làm, sau mở rộng dần sang cả các thôn khác trong xã. Nguyên liệu từ sắt thép mua gom, rồi luyện chế thành phôi, với công cụ sản xuất thủ công như lò luyện, bễ rèn, đe, búa, khuôn nhôm, dao băm, càng nạo... Từ những năm 1960 trở đi, nghề làm rũa ở An Đổ đã trở thành nghề khá phổ biến trong dân cư. Thôn Đại Phu thành lập HTX tiểu thủ công nghiệp về nghề này (lấy tên là HTX Thôn Phu), thu hút hầu hết các hộ làm nghề trong thôn. Sản phẩm rũa cưa của HTX Thôn Phu lúc bấy giờ đã đạt chất lượng cao, có uy tín trong nước và được xuất khẩu cả sang Bungari, Tiệp Khắc (cũ)...

Trong những năm đổi mới cơ chế, nhất là từ những năm 1990 trở lại đây, nghề làm rũa cưa ở xã An Đổ vẫn được duy trì và phát triển. Hiện tại, theo số liệu điều tra năm 2001 của Cục Thống kê Hà Nam, làng nghề An Đổ có 205 hộ, 472 lao động. Tuyệt đại đa số các hộ trong làng vẫn tiếp tục làm nghề. Nhiều hộ đã sử dụng điện vào sản xuất. Các công đoạn của công nghệ sản xuất cũng đã có sự phân công chuyên môn hoá theo các hộ, do vậy, số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng cao. Rũa cưa ở An Đổ hiện nay đã có nhiều chủng loại, kích cỡ, nhiều kiểu mẫu mã, vẫn giữ được uy tín và được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường trong nước. Ngoài ra, ở An Đổ còn có các nghề xẻ gỗ, làm mộc và sản xuất các loại cưa xẻ, cưa con, bào, đục và công cụ cho nghề mộc, nghề sừng, nghề chạm khắc, khảm trai xà cừ,...

4.  Làng nghề Hoà Lý (xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân): là làng nghề truyền thống, chuyên làm bánh đa nem, bánh đa khô, bánh thái các loại; nhiều nhất là ở các thôn Mão Cầu, Tri Long, thôn Chều. Đặc biệt, bánh đa thôn Chều là sản phẩm từ xưa đã rất nổi tiếng: “thêu ren Thanh Hà, bánh đa làng Chều”. Phần lớn các hộ làm nghề này bằng công nghệ, kỹ thuật thủ công mang bí quyết gia truyền. Trải qua nhiều thăng trầm nhưng làng nghề này vẫn luôn được duy trì và phát triển.

Năm 2001, Hoà Lý có 1.954 hộ, 3.512 lao động; trong đó có hơn 400 hộ làm nghề, với trên 1.100 bếp tráng bánh, thu hút khoảng 2.400 lao động. Đặc biệt, đã có hàng trăm hộ làm bánh đa nem đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Sản phẩm hiện nay chủ yếu vẫn là bánh đa nem, bánh đa quạt, bánh đa thái và bánh phở các loại; sản lượng mỗi năm lên tới 2.000 - 2.500 tấn, tiêu thụ khắp các nơi, cả ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác; trong đó có hàng trăm tấn sản phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu là bánh đa nem, bánh tráng. Ngoài ra, ở Hoà Lý còn có nhiều nghề khác như xay xát, buôn bán thóc gạo, làm bột bánh, buôn bán than, củi, thu mua tiêu thụ sản phẩm...

5.  Làng nghề mây tre đan Ngọc Động (xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên). Xưa kia, dân làng chủ yếu làm nông nghiệp kết hợp với đan lát các dụng cụ đánh bắt cá, tôm, khai thác thuỷ sản. Sau mới có nghề làm đồ mây, giang đan học được ở tỉnh Bắc Ninh, rồi phát triển trở thành nghề truyền thống của làng. Sản phẩm chủ yếu là các mặt hàng thủ công làm từ song, mây, tre, giang như bàn, ghế mây, làn, lẵng hoa, lọ lộc bình và nhiều đồ mây tre đan gia dụng khác.

Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường hàng mây tre đan mở rộng và ngày càng đa dạng, nên sản xuất của làng nghề cũng trở nên sôi động, sầm uất hơn. Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê Hà Nam năm 2001, làng nghề Ngọc Động có 453 hộ, 947 lao động; phần lớn các hộ có hoạt động ngành nghề. Sản phẩm mây tre đan của làng hiện nay đã có nhiều cải tiến về mẫu mã, chủng loại để thích ứng với nhu cầu của thị trường, vẫn đảm bảo được chất lượng và thẩm mỹ tinh xảo. Nhiều loại sản phẩm mây giang đan ở Ngọc Động đạt trình độ thủ công mỹ nghệ cao, được xuất khẩu sang các nước Tây Âu, Mỹ và một số nước trong khu vực.

6.  Làng nghề Đô Hai (xã An Lão, huyện Bình Lục) nằm cách thị trấn Bình Mỹ khoảng 9km theo đường 64B đi về phía huyện Ý Yên, gần núi Nguyệt Hằng, là làng nghề truyền thống chuyên chế tác đồ sừng và đồ sừng mỹ nghệ. Nghề này đã có từ xưa, khoảng trên 70 năm, do tiếp thu được nghề của làng Chuôn (nay thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây). Sản phẩm chủ yếu được làm từ nguyên liệu sừng động vật (chủ yếu là sừng, móng trâu, bò) và gỗ, chế tác ra các vật dụng trang trí, đồ dùng và hàng mỹ nghệ (như bộ tượng Tam Đa, bộ tứ quý “long, ly, quy, phượng” hay “mai, cúc, trúc, lan”...). Trước đây, công nghệ chế tác chủ yếu là làm bằng thủ công, với các công cụ giản đơn như cưa (thứa), đục, khoan và dùng một số thứ lá lấy từ rừng để đánh bóng. Sản phẩm của làng nghề không chỉ tinh xảo mà còn có nét độc đáo riêng, mang tính sáng tạo và nghệ thuật, do vậy, được tiêu thụ ở nhiều nơi, kể cả ở các thành phố lớn.

Tính đến 2001, làng nghề Đô Hai có tổng số 150 hộ, với khoảng 350 lao động. Phần lớn các hộ vẫn làm nghề sừng, nhưng công nghệ đã có những thay đổi nhất định. Nhiều hộ đã dùng bàn chà chạy bằng mô tơ điện và giấy ráp để đánh bóng sản phẩm. Các loại sản phẩm đa dạng hơn và được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Một số loại sản phẩm đạt trình độ thủ công mỹ nghệ cao được xuất khẩu sang Pháp, Hồng Kông Đài Loan, Trung Quốc...

7.  Làng nghề trống Đọi Tam (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên). Đây là làng nghề làm trống có từ lâu đời và rất nổi tiếng của Hà Nam. Ở Hà Nam xưa đã có câu: “Thúng, làn thôn Đan, Đọi Tam bưng trống” là nói đến sự nổi tiếng của các làng nghề này. Trước kia, trống Đọi Tam được làm hoàn toàn bằng thủ công. Tang trống làm bằng gỗ mít, xẻ thành mảnh cong theo kích cỡ từng loại trống, rồi ghép lại chặt khít, với kỹ thuật ghép độc đáo, điêu luyện tới độ nghệ thuật. Mặt trống làm bằng da trâu, bò được chế biến theo những bí quyết riêng của làng. Tiếng trống Đọi Tam, dù ở cỡ loại nào, nghe cũng âm vang, rung động và rất “có hồn”.

Nghề trống ở Đọi Tam còn được người dân nơi đây đưa đi hành nghề ở khắp các nơi trong cả nước từ Bắc chí Nam. Vào những năm 1960 - 1970 do chiến tranh, kinh tế sa sút, nguyên liệu khan hiếm (nhất là da trâu để làm mặt trống) nên nghề bị sa sút, sản phẩm tiêu thụ ít. Từ khi đổi mới, nhất là từ những năm 1990 trở lại đây, nghề làm trống ở Đọi Tam lại được phát triển mạnh.

Năm 2001, làng nghề Đọi Tam có 500 hộ, 550 lao động. Phần lớn các hộ đều có người làm nghề. Nhiều người vẫn thường xuyên đi làm nghề ở tỉnh ngoài. Trống Đọi Tam hiện nay được bán đi rất nhiều nơi, kể cả thị trường nước ngoài, phần lớn là làm theo đơn đặt hàng, với nhiều loại kích cỡ, mẫu mã, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.

Một vinh dự lớn cho làng nghề Đọi Tam là được làm bộ trống sấm cho lễ hội Thăng Long - Hà Nội 990 năm lịch sử (được tổ chức tại Hà Nội năm 2000). Trong đó, chiếc trống sấm (trống đại) có đường kính mặt trống 201cm, cao 265cm; tang trống được làm bằng gỗ mít chuyển từ Huế ra; mặt trống làm bằng da trâu ở Hải Phòng (của chính con trâu đã từng đoạt giải nhất trong hội thi chọi trâu Đồ Sơn).

III. ĐIỆN Lực

Điện lực là cơ sở hạ tầng quan trọng đối với phát triển nền kinh tế - xã hội nói chung cũng như đối với phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh.

Trước năm 1954, cả tỉnh Hà Nam chỉ có 1 nhà máy phát điện diezel với công suất 150 KW do người Pháp xây dựng tại Quy Lưu (thị xã Phủ Lý) để phục vụ cho chính quyền thực dân đóng tại thị xã. Sau hoà bình lập lại (1954), ngành điện đã tiếp quản nhà máy này và từ những năm 1955 đến 1960 củng cố, lắp đặt thêm một số máy phát, nâng tổng công suất phát điện lên 450 KW. Song phạm vi cấp điện còn rất hạn hẹp, chủ yếu là cho sinh hoạt của dân cư và một số cơ sở sản xuất ở khu vực thị xã Phủ Lý.

Đến những năm 1960 - 1963, Nhà nước đầu tư xây dựng đường dây 35 KV từ Vạn Điểm (Hà Tây) qua Phủ Lý đến Nam Định. Tại thị xã Phủ Lý xây dựng một trạm trung gian 35/6 KV có công suất 1.800 KVA - 35/6 KV để tăng nguồn điện cho khu vực thị xã và phục vụ cho một số trạm bơm điện trên địa bàn. Việc quản lý ngành điện ở Hà Nam thời kỳ này do Sở Điện lực Hà Nội đảm nhiệm.

Năm 1965, sau khi tỉnh Hà Nam sáp nhập với Nam Định, Chi nhánh điện Hà Nam được thành lập (tách ra khỏi Sở Điện lực Hà Nội) và trực thuộc Sở quản lý phân phối điện khu vực 3 Nam Định. Thời kỳ này, mặc dù chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt gây trở ngại rất lớn cho phát triển ngành điện của tỉnh, song mạng lưới điện ở Hà Nam vẫn từng bước được xây dựng và mở rộng. Từ 1965 - 1972 đã xây dựng và đưa vào vận hành trạm trung gian Đồng Văn (huyện Duy Tiên) 1.800 KVA - 35/10 KV, trạm Mai Xá (huyện Lý Nhân) 1.800 KVA - 35/10 KV. Chi nhánh điện Hà Nam được giao quản lý mạng lưới điện gồm đường dây 110 KV từ Ứng Hoà (tỉnh Hà Tây) đến Cầu Họ (Nam Định) và lưới điện 35 KV từ Vạn Điểm đến Cầu Họ; cấp điện cho các trạm trung gian Phủ Lý, Đồng Văn, Mai Xá và cho nhiều cơ sở kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tháng 7 năm 1973, trạm 110 KV Thạch Tổ (E3.2) tại xã Thanh Hà (huyện Thanh Liêm) được đưa vào vận hành với công suất 15.000 KVA - 110/35/6 KV. Đây là trạm trung gian 110 KV đầu tiên và có công suất lớn nhất trên địa bàn Hà Nam lúc bấy giờ. Mạng lưới điện của tỉnh tiếp tục được tăng cường và mở rộng, với các lưới điện 35 KV với các tuyến lộ 371, 372, lộ 671, 673, trạm trung gian Bình Lục... Trong đó, lộ 371 cấp điện cho trạm trung gian Phủ Lý 2 x 1.800 KVA-35/6, trạm Đồng Văn 2 x 1.800 KVA-35/10. Lộ 372 cấp điện cho trạm trung gian Mai Xá 2 x 1.800 KVA-35/10 KV và trạm Bình Lục 1 x 1.000 KVA-35/10 KV. Lộ 671 cấp điện cho huyện Thanh Liêm. Lộ 673 cấp cho thị xã Phủ Lý và các xã hữu ngạn sông Đáy của huyện Kim Bảng...

Những năm 1977 - 1992, trạm E3.2 Thạch Tổ có thêm các tuyến lộ 373 cấp điện cho Đài hoa sen, lộ 374 cấp điện cho mỏ đá Phủ Lý, Công ty Xi măng Bút sơn, Công ty xi măng X-77, Nhà máy xi măng Nội Thương. Trong thời kỳ này cũng đã xây dựng và đưa vào vận hành trạm trung gian 110 KV thứ 2 tại thị xã Phủ Lý (trạm E3.5), công suất 25.000 KVA - 110/35/10 KV và các trạm trung gian Tiên Hiệp (huyện Duy Tiên) 4.000 KVA-35/10 KV, trạm Nhân Mỹ (huyện Lý Nhân) 1.800 KVA - 35/10 KV, trạm Thanh Lưu (huyện Thanh Liêm) 1.800KVA-35/10 KV. Chi nhánh điện Hà Nam lúc này trực thuộc Sở Điện lực tỉnh Hà Nam Ninh, với 72 cán bộ, công nhân viên.

Trong những năm 1993 - 1996 tiếp tục xây dựng thêm trạm trung gian Vũ Bản (huyện Bình Lục) 2.500 KVA - 35/10 KV và trạm Quế (huyện Kim Bảng) 1 x 1.800 + 2 x 1.600 KVA-35/10 KV, nâng tổng số trạm trung gian trên địa bàn tỉnh lên 10 trạm. Chi nhánh điện Hà Nam tách thành 02 chi nhánh là Hà Nam và Bình Mỹ trực thuộc Sở Điện lực Nam Hà.

Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Điện lực Hà Nam được thành lập trên cơ sở chia tách Điện lực Nam Hà theo quyết định số 252 ĐVN/TCCB - LĐ ngày 14 tháng 3 năm 1997 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Theo đó, Điện lực Hà Nam là một đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực I, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 4 năm 1997.

Điện lực Hà Nam hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế phụ thuộc trong Công ty Điện lực I, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng, được cấp vốn hoạt động và được quyền giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế với các tổ chức, đơn vị có đủ tư cách pháp nhân trong và ngoài Công ty Điện lực (trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và sự phân cấp, uỷ quyền của Giám đốc Công ty).

Khi mới thành lập và đi vào hoạt động, Điện lực Hà Nam gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn. Nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và cho sản xuất, sinh hoạt của dân cư trong tỉnh tăng nhanh trong khi hệ thống lưới điện và các công trình hạ tầng kỹ thuật của ngành điện đã trở nên quá tải, chất lượng kém và không đồng bộ làm ảnh hưởng rất lớn đến quản lý vận hành, chất lượng điện năng và quán lý kinh doanh điện năng trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ nhân viên và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành cũng còn nhiều mặt hạn chế bất cập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu 31. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Điện lực Hà Nam

 

TT

Danh mục

ĐV

1998

1999

2000

2001

2002

2003

1

Đường dây 110 kv

Km

85

85

85

85

85

85

2

Trạm 110 kv

Trạm

02

02

02

02

02

02

 

Máy biến áp 110

Máy

02

03

03

03

03

03

 

Công suất

MVA

40

80

80

80

80

80

3

Đường dây 35 kv

Km

129,3

157,3

159,3

165,3

181

200

4

Đường dây 22 kv

Km

0

0

0

 

14

36

5

Đường dây 10 kv

Km

115,8

115,8

177,5

238,4

250

256

6

Đường dây 6 kv

Km

27,21

27,21

27,21

46,8

74

60

9

Cáp ngầm 6-35 kv

Km

0,32

0,32

0,32

0,32

4,5

10

10

Trạm trung gian

Trạm

10

10

11

11

11

11

 

Số máy biến áp

Máy

18

18

19

19

19

20

11

Đường dây 0,4 kv

Km

41,2

41,2

44

67,9

7,8

100

12

Trạm phân phối

Trạm

*

22

22

29

39

216

400


Ghi chú: Khối lượng đường dây và trạm biến áp trên đây chưa tính đến khối lượng đường dây và trạm biến áp của khách hàng sử dụng điện.


 

Biểu 32. Kết quả sản xuất kinh doanh của Điện lực Hà Nam 1997 – 2003

 

Năm

Sản lượng điện (106kWh)

Giá bán bình quân (đ/kwh)

Doanh thu (triệu đồng)

Tổn thất

(%)

Khách

hàng

1997

100,5

527,867

53.077

11,7

5.593

1998

126,3

552,710

69.824

8,39

6.386

1999

200,9

536,996

107.875

4,473

7.693

2000

238,4

577,054

137.591

6,89

11.331

2001

279,6

578,675

161.784

6,81

12.371

2002

310,5

508,757

185.791

6,91

13.381

2003

362,8

659,492

239.259

6,51

15.421

KH 2004

377

664,089

250.361

6,47

18.330

 

Nguồn: Số liệu của Điện lực Hà Nam.


Để khắc phục những trở ngại nói trên, Điện lực Hà Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ quản và các cấp, ngành ở địa phương để từng bước quy hoạch, đầu tư phát triển và tăng cường công tác quản lý, kinh doanh của ngành trên địa bàn.

Cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý được củng cố và mở rộng. Năm 1997 Điện lực Hà Nam có 05 phòng chức năng, 02 chi nhánh và 03 đội quản lý vận hành. Hiện nay (2004), có 11 phòng ban chức năng, 06 chi nhánh điện, 01 phân xưởng 110KV và 02 đội sản xuất trực thuộc. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có 443 người; trong đó có 57 người có trình độ đại học. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành cũng có những bước tiến vượt bậc so với trước. Nhiều công trình kỹ thuật đã được nâng cấp kỹ thuật, mở rộng công suất và mạng lưới vận hành. Năm 1999, trạm 110KV Phủ Lý (25.000 KVA - 110/35/22 KV) đã được lắp đặt thêm máy biến áp số 2 có công suất 40.000 KVA - 110/35/22 KV. Năm 2000 xây dựng thêm trạm trung gian Lê Hồ (huyện Kim Bảng) công suất 1 x 18.000 KVA-35/10 KV.

Đến năm 2003, tổng công suất các máy biến áp 110KV trên địa bàn Hà Nam đã đạt 80 MVA, gấp đôi so với năm 1998. Mạng lưới điện trung thế, hạ thế được tạo lập, mở rộng đến tất cả các xã, phường, thôn xóm, các cơ quan, xí nghiệp và đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh; đặc biệt là việc phát triển mạng lưới điện ở khu vực nông thôn. Đến nay 100% số xã, phường và 99,8% hộ dân cư trong tỉnh đã được cung cấp, sử dụng điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Chất lượng nguồn điện đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của mọi đối tượng khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh.

Đồng thời với quá trình tạo lập và tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cũng ngày càng mở rộng và đạt được hiệu quả cao hơn. Sản lượng điện cung ứng trên địa bàn năm 2003 đã đạt trên 362,8 triệu KWh, gấp hơn 3,62 lần so với năm 1997; doanh thu đạt gần 239,27 tỷ đồng, tăng gấp 4,5 lần. Tỷ lệ tổn thất điện năng giảm từ 11,7% năm 1997 xuống còn khoảng 6,5% trong những năm gần đây.

Từ năm 2001 Điện lực Hà Nam đã hoàn thành việc tiếp nhận và quản lý lưới điện trung thế trên địa bàn và đang thí điểm việc quản lý bán điện đến từng hộ dân cư, đến từng khách hàng sử dụng điện.

Hiện tại và trong giai đoạn đến năm 2010, Điện lực Hà Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý, tăng cường hơn nữa cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành để đảm bảo cung ứng nguồn điện và chất lượng điện ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhu cầu điện cho phát triển sản xuất và đời sống của dân cư trong tỉnh. Theo đó, hướng phát triển những năm tới của ngành sẽ tập trung vào:

-     Phát triển lưới điện 22KV để thay thế cho lưới điện 6KV, 10KV của khu vực thị xã Phủ Lý, Bắc huyện Thanh Liêm, Bắc huyện Lý Nhân và khu vực phía Nam huyện Kim Bảng. Đồng thời xây dựng các đường dây mới đảm bảo cấp điện cho các khu công nghiệp của tỉnh, đáp ứng nhu cầu điện của các cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Tiếp nhận và quản lý vận hành, sửa chữa đường dây mạch kép 110KV Ninh Bình - Bút Sơn.

-     Hoàn chỉnh và đưa vào vận hành hai đường dây và 2 trạm biến áp 110KV là đường dây 110KV Nam Định - Lý Nhân dài 20 km và trạm 110KV Lý Nhân 25.000 KVA - 110/35/22 KV; đường dây 110KV Lý Nhân - Đồng Văn dài 19 km và trạm biến áp 110KV Đồng Văn 25.000 KVA - 110/35/10 KV; xây dựng đường dây 110KV Phủ Lý - Lý Nhân tạo thêm nguồn cấp điện cho trạm 110KV Lý Nhân. Tiếp tục mở rộng và nâng công suất trạm Phủ Lý từ 65.000 KVA hiện nay lên 80.000 KVA, mở rộng và nâng công suất trạm 110 KV Đồng Văn từ 1 x 25.000 KVA lên 2 x 25.000 KVA, xây dựng thêm các trạm biến áp để chống quá tải cho lưới điện nông thôn, giảm tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp và giảm giá bán điện cho các hộ dân cư ở khu vực nông thôn.

-     Dự kiến sẽ xây dựng trạm 220KV có công suất 125.000 KVA – 220/110 KV ở xã Ngọc Sơn (Kim Bảng) để tăng cường nguồn điện cho toàn tỉnh (hiện nay tỉnh Hà Nam đang nhận điện từ trạm 220KV Ninh Bình, Nam Định, Hà Đông); xây dựng thêm đường dây 110KV từ trạm 220KV đến trạm 110KV Phủ Lý và Đồng Văn và 1 trạm 110KV ở khu vực Châu Sơn có công suất 25.000 KVA - 35/22 KV để tăng công suất cấp điện cho khu vực phía hữu ngạn sông Đáy. Tiếp tục xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường dây để truyền tải được công suất lớn hơn đáp ứng các nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn (1).

             IV. Ngành xây dựng

Nghề xây dựng ở Hà Nam xưa chủ yếu là xây dựng dân dụng như nhà ở, cầu cống, các công trình đình, đền, chùa và các công trình kiến trúc văn hoá khác. Nhiều làng có nhiều người làm nghề xây dựng có trình độ khá cao, như thợ xây ở các làng thuộc tổng Thổ Ốc (huyện Lý Nhân), tổng Trác Bút (huyện Duy Tiên) và một số làng, xã ở Bình Lục, Thanh Liêm,... Một số nơi ở huyện Kim Bảng còn có nghề xây đá, xây cầu cống giao thông, khai thác và xẻ đá làm vật liệu xây dựng bán đi các nơi.

Thợ xây dựng ở Hà Nam rất cần cù, chịu khó, lại khéo tay và nhiều người có thẩm mỹ kiến trúc tinh tế, nghệ thuật. Bằng chứng còn lại cho đến nay cho thấy, trong tổng số 68 di tích lịch sử được xếp hạng trên địa bàn của tỉnh, thì có tới 47 di tích thuộc loại hình di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật. Nhiều công trình xây dựng nổi tiếng, có tính đặc sắc và đạt tới trình độ cao cả về mặt kiến trúc, mỹ thuật và văn hoá, như đình An Mỹ, đình An Bài, đình Công Đồng An Thái, đình Văn Phú (huyện Bình Lục); đền Trần Thương, đình Thọ Chương, đình Văn Xá, đình Tế Xuyên, đình Vĩnh Trụ (huyện Lý Nhân); đình Tường Thụy, đền Lảnh Giang, đình Ngọc Động, chùa Đọi Sơn (huyện Duy Tiên); chùa Bà Đanh, đình Phương Thượng (huyện Kim Bảng); đình An Hoà, đình Chảy, đình Hoà Ngãi (huyện Thanh Liêm),...

Ngoài ra, do đồng đất ít, nhiều nơi chỉ canh tác được một vụ trong năm nên những người thợ xây ở Hà Nam xưa cũng thường đi làm nghề ở các nơi khác ngoài tỉnh, nhất là trong những lúc thời vụ nông nhàn.

Ngày nay ngành xây dựng Hà Nam đã phát triển và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Ngoài việc xây dựng các công trình dân sinh, ngành xây dựng của tỉnh còn đảm nhận và thực hiện nhiều công trình xây dựng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ nông, điện, kết cấu hạ tầng và công trình đô thị khác. Trên địa bàn tỉnh có hàng trăm doanh nghiệp, tổ hợp tác và cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng với trên 4.000 nghìn lao động trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, còn có hàng chục nghìn người làm nghề xây dựng chuyên hoặc không chuyên hoạt động ở các địa phương hoặc đi làm nghề ở tỉnh ngoài.

Giá trị sản xuất của ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh (theo giá hiện hành) năm 2002 đạt trên 548,0 tỷ đồng, tăng 38,5% so với năm 1995 và tăng 19,7% so với năm 1997 (là năm tái lập tỉnh). Tổng sản phẩm (GDP) của toàn ngành năm 2002 đạt 172,82 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm 6,14% trong tổng GDP trên địa bàn và tăng 16,78% so với năm 1997. Nhiều công trình xây dựng lớn có kiến trúc hiện đại trên địa bàn hiện nay là do các doanh nghiệp và người thợ trong tỉnh xây dựng.

Biểu 33. Giá trị sản xuất của ngành xây dựng trên địa bàn (theo giá hiện hành)

Đ.V: Triệu đồng

 

1995

1997

1999

2000

2001

2002

Tổng số

395.664

457.566

534.670

550.710

520.633

548.000

1. Nhà nước

163.830

175.767

187.134

192.748

177.908

190.500

Trong đó:

Do Trung ương quản lý

 

108.793

 

111.955

 

119.231

 

122.808

 

110.600

 

120.000

Do địa phương quản lý

55.037

63.812

67.903

69.940

66.308

70.500

2. Ngoài quốc doanh

231.834

281.799

347.536

357.962

342.725

375.500


Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam 2002.


Tình hình đầu tư và công nghệ - kỹ thuật của ngành xây dựng đã có những tiến bộ rất lớn. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở xây dựng trong tỉnh đã đầu tư hàng tỷ đồng để đổi mới thiết bị, trang bị máy móc, thiết bị cơ giới, bán cơ giới thay thế dần cho lao động thủ công. Do đó đã có thể đảm nhận thiết kế, thi công được các công trình kiến trúc, xây dựng hiện đại; nhiều công trình có quy mô khá lớn, phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng cao. Việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân, lao động trong ngành cũng luôn được khuyến khích, coi trọng.

Trong những năm 2000 - 2002 ngành xây dựng Hà Nam thực hiện và hoàn thành nhiều dự án, công trình xây dựng trọng điểm của tỉnh như cầu Phủ Lý, cầu Bồng Lạng, cầu Khả Phong, cầu Câu Tử; xây dựng mới và hoàn thành 407 km đường nhựa, bê tông; hoàn thành 14 trạm biến thế điện với tổng công suất 1.710 KVA. Xây mới 487 phòng học kiên cố; hoàn thành trạm bơm Quế 2; kè sông Đáy, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Đồng Văn, khu công nghiệp Châu Sơn (thị xã Phủ Lý); hệ thống cấp nước 15 nghìn m3/ngày đêm; sân vận động tỉnh; nhà văn hóa trung tâm tỉnh; bệnh viện Đa khoa tỉnh; Dự án phân lũ và chậm lũ sông Đáy; Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch Bến Thủy; bến xe khách Hà Nam; Dự án kè 2 bờ sông Đáy đoạn ở thị xã Phủ Lý; Dự án đường vành đai; các dự án xây dựng vùng kinh tế Tây sông Đáy (huyện Thanh Liêm)... Ngoài ra còn xây dựng và nâng cấp hàng trăm công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình văn hoá, phúc lợi và trụ sở các cơ quan hành chính, sự nghiệp trên địa bàn.

Qua đó, ngành xây dựng không chỉ đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách và cho tăng trưởng GDP của tỉnh, thu hút ngày càng nhiều lao động của địa phương, mà còn góp phần quan trọng vào việc thu hút vốn đầu tư và làm tăng giá trị tài sản cố định mới của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn, làm tăng tiềm lực vật chất - kỹ thuật cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.

Biểu 34. Giá trị tài sản cố định mới tăng trên địa bàn Hà Nam từ 1995 - 2002

(Theo giá hiện hành; Đơn vị tính: Triệu đồng)

 

1995

1998

2000

2001

2002

Tổng số

138.700

112.658

185.790

253.033

256.250


Nguồn: Sđd, Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2002, 2003.

Sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh cũng như sự tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản trong các ngành, lĩnh vực kinh tế và đầu tư xây dựng của nhân dân đang đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ hơn của ngành xây dựng ở Hà Nam. Hiện tại, riêng vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn trên địa bàn hàng năm đã đạt trên 800 - 900 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng số vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn của tỉnh.

 

Biểu 35. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam

phân theo cấu thành sử dụng từ 2000 - 2002

(Giá hiện hành; Đơn vị tính: Tỷ đồng)

 

2000

2001

2002

Tổng số

1108,36

984,37

1004,37

1. Vốn xây dựng và sửa chữa lớn

921,11

818,01

803,50

2. Vốn lưu động bổ sung

161,49

143,72

176,87

3. Vốn đầu tư phát triển khác

25,76

22,64

24,00


Nguồn: Sđd, Niên giám thống kê tỉnh Hà Nam năm 2002, 2003.

Yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra là rất lớn, cũng là cơ hội mới cho sự phát triển và hiện đại hoá của ngành xây dựng Hà Nam.

(Còn nữa)

Điện tử

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy