Bác sỹ Nguyễn Đức Uyên, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã nói như vậy khi trò chuyện với chúng tôi. Mặc dù, Khoa Ung bướu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh chỉ thực hiện một số kỹ thuật mới trong điều trị ung thư tuyến giáp, ung thư vú, ung thư tiêu hóa, chưa dùng phương pháp xạ trị, nhưng bệnh nhân điều trị tại khoa vẫn vượt định mức 26 giường bệnh. Thời điểm đông bệnh nhân nhất là khoảng 40 người. Bác sỹ Uyên cho biết, hầu hết số bệnh nhân về đây điều trị đều không có điều kiện dư giả về kinh tế, thậm chí có rất nhiều hoàn cảnh khó khăn. Nếu không có BHYT, không biết họ sẽ phải đối mặt như thế nào với bệnh tật.
Nhăn nhó vì đau đớn, bà Phan Thị Tuấn, 67 tuổi, quê ở thôn Khuyến Công, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng chẳng buồn trò chuyện với ai. Người em gái của bà Tuấn kể: Tháng 7 vừa rồi bà Tuấn mới phát hiện ung thư phổi khi đi khám ở Bệnh viện Bạch Mai cơ sở II Hà Nam. Sau đó, con cái bà Tuấn đã cho mẹ về Bệnh viện Đa khoa tỉnh để điều trị. Do kinh tế khó khăn, nằm viện đợt đầu mất hơn 10 triệu đồng đã lao đao rồi. Sau khi tham gia BHYT, mọi chi phí đỡ tốn kém hơn, nhưng ngặt nỗi, sức khỏe của bà càng ngày càng yếu đi, con cái thì bận công việc, không thể bỏ bê vào viện hết ngày này sang ngày khác trông mẹ. Gánh nặng tâm lý chẳng vơi vai chút nào, bà đành nghiến răng chịu đựng. Thương các con ngày đi làm ở công ty, đêm phải vào viện trông mẹ, bà không biết phải làm sao...
Ở phòng kế bên, một chàng thanh niên sinh năm 1982, quê ở Bồ Đề, Bình Lục nằm co quắp rên rỉ không thành lời. Người vợ trẻ ngồi bên xoa xuýt, phục vụ, lo lắng ngập lòng, tâm sự: Năm ngoái phát hiện nhà em bị ung thư, tiền nong tích cóp từ khi lấy nhau đến giờ hơn chục năm được vài trăm triệu mang vào viện hết. Cứ từ bệnh nọ xọ sang bệnh kia, hai vợ chồng dắt nhau đi điều trị ròng rã từ bấy đến giờ ở Hà Nội. Số tiền phải chi cho anh ấy cũng đã lên tới trên 500 triệu đồng, vay gần 200 triệu. Càng ngày, sức khỏe chồng em càng yếu, em về tỉnh điều trị còn nước còn tát thôi. Được biết vợ chồng chị đã có 3 con, đứa lớn đang học lớp 10. Từ khi chồng đi viện, con cái giao hết cho ông bà ở nhà chăm sóc hộ.
Chị vợ kể: “Về đây còn có giường mà nằm, trên bệnh viện Hà Nội, người nhà bệnh nhân không có chỗ ngồi, vạ vật hành lang, thức đêm nhiều cũng mệt nên vớ chỗ nào là ngả lưng ngủ. Ai cũng vạ vật, khổ nhất vẫn là những người ở quê ra, không có nhiều tiền, không có điều kiện thuê phòng trọ hay phòng yêu cầu. Ăn uống thì khổ sở, tiết kiệm từng li từng tý. Ngày mát trời không sao, ngày nóng nực mua suất cơm bụi nuốt mãi không trôi”.
“Em lo lắm, không biết cuộc sống sẽ thế nào. Hơn một năm nay theo chồng đi viện, bỏ bê công việc ở nhà, tiền tiêu hết, nợ nần chồng chất. Vừa rồi, nhà em được các bác ấy đưa vào diện hộ nghèo, vậy là có tấm thẻ BHYT không mất tiền, vào viện có nó cũng giảm chi phí đi khá nhiều. Không có bảo hiểm thì những người nghèo như chúng em bây giờ vào viện không đặng nổi một tuần”.
Đấy là bệnh nặng, còn những người bị bệnh mãn tính, huyết áp, tiểu đường, tim mạch, không có bảo hiểm cũng khó mà duy trì điều trị đến cùng. Bà Ngô Thị Lệ, thôn Tiên Lý, xã Đồn Xá, huyện Bình Lục thuộc diện nghèo ở xã hàng chục năm nay. Bà Lệ không lập gia đình, sống cô đơn không nơi nương tựa, bị tiểu đường tuýp II. Trước đây, mỗi tháng lên viện tỉnh khám và lấy thuốc một lần, bà phải xin giấy chuyển viện từ xã, đến huyện, lên tỉnh. Nhưng giờ, bà khám và lấy thuốc điều trị luôn tại trạm y tế xã, tiện lợi và không mất thời gian. Nhưng trong lòng bà Lệ vẫn lo sợ, một ngày nào đó bị bệnh nặng phải vào viện, không biết sẽ phải đối mặt với những khó khăn thế nào.
Bà nói: “Chúng tôi nghèo, tài sản vào viện chỉ có mỗi tấm thẻ BHYT thôi. Không con cái, chỉ có vài người anh em già cả, các cháu thì mỗi đứa một nơi, phải làm lụng mưu sinh. Không biết có ai phục vụ không? Lo sợ lắm!” ...
Phải điều trị ở viện mới thấy tấm thẻ BHYT có ý nghĩa như thế nào. Nói thật chứ, người nghèo vào viện đã khổ, nhưng ngay cả người có mức sống trung bình vào viện cũng chẳng khá hơn nhiều đâu. Nếu ai bị bệnh trọng thì cầm tiền vào viện như “gió vào nhà trống” vậy! Có lẽ người dân đã hiểu ý nghĩa, sự cần thiết của tấm BHYT nên đã chủ động phòng thân bằng cách mua BHYT ngày một nhiều hơn. Đến nay toàn tỉnh Hà Nam có 85,8% số người dân có BHYT. Chỉ tính trong 9 tháng qua, các huyện, thành phố đã mua BHYT cho 8.725 người nghèo, 22.018 người cận nghèo.
Giang Nam
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 23/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy tổ chức hội nghị cho ý kiến, chủ trương một số nội dung thuộc thẩm quyền. Đồng chí Lê Thị Thủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Đinh Thị Lụa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy.
Hội Nông dân huyện Bình Lục vừa tổ chức trao tặng bò vàng sinh sản năm 2024 cho gia đình hội viên Nguyễn Thị Nam, thôn Phú Thủy, xã An Lão. Đây là hội viên nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gắn bó nhiệt tình với công tác hội.
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp ở hội trường nghe trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số; báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Sau đó, các đại biểu thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận ở tổ 18.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.