Nếu du khách từng có dịp đặt chân tới Nhật Bản hẳn sẽ choáng ngợp trước cách cư xử tôn trọng, khuôn phép của con người nơi đây. Tuy nhiên, khi đi trên các phương tiện công cộng từ xe bus tới tàu điện ngầm, khách du lịch sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh tượng người già phải đứng, trong khi người trẻ tuổi lại ngồi mà không nhường ghế.
Lần đầu chứng kiến điều này, bạn không tránh khỏi hoài nghi, tại sao một đất nước vốn nổi tiếng với văn hóa ứng xử, lại bỏ qua việc nhường ghế cho người già – phép lịch sự tối thiểu mà ai cũng biết?
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, thể hiện sự tôn trọng và ưu tiên cho người cao tuổi được coi là dấu hiệu tốt về cách cư xử của người trẻ. Nhưng nếu dành đủ thời gian ở Nhật Bản để trò chuyện với người già tại đây, bạn sẽ hiểu hơn về cách xử lý các kỹ năng xã hội phù hợp với từng quốc gia.
Người Nhật vốn nổi tiếng với lòng tự trọng rất cao. Họ cho rằng, hành động người khác nhường ghế cho mình không khác nào việc nhắc nhở bản thân họ đã già tới mức phải được ngồi ở ghế nhường. Điều này là sự tổn thương, đồng thời nhắc nhở họ về tuổi tác.
Một blogger du lịch từng có thời gian dài sinh sống ở Nhật Bản, cho biết: “Một người bạn bản địa đã nói với tôi, ngay cả khi bạn có lòng tốt muốn nhường ghế, nhưng không có nghĩa họ phải chấp nhận lòng tốt của bạn. Họ đơn giản không muốn bị thương hại hay gây bất tiện cho người khác”.
Trên thực tế, Nhật Bản là quốc gia có dân số già ngày càng tăng. Bản thân những người cao tuổi hầu hết đều có sức khỏe tốt, vẫn tham gia làm việc như những người khác. Họ coi việc “chiến đấu” trong các toa tàu đông nghẹt khách là điều bình thường. Bởi vậy, quan điểm của người Nhật về việc ưu tiên cho người cao tuổi gần như sẽ khác biệt với hầu hết các nước châu Á khác.
Hơn nữa, người Nhật vốn rất coi trọng sự bình đẳng. Ai lên tàu trước sẽ là người có ghế. Lòng tự trọng cao khiến họ không cho phép mình được người khác nhường nhịn hay đòi hỏi quyền lợi từ ai. Họ không muốn nhận thứ không thuộc về mình.
Vậy nên, khi du lịch ở Nhật Bản, nếu di chuyển trên tàu điện ngầm cũng như các phương tiện công cộng, bạn đừng cố nhường chỗ cho người cao tuổi, nếu không muốn bị coi là bất lịch sự.
Theo kinh nghiệm, trong trường hợp bạn vẫn muốn nhường chỗ cho họ, bạn có thể đứng dậy, bước về phía cửa ra vào và “vờ như” chuẩn bị xuống trạm kế tiếp. Nếu vị khách lớn tuổi cảm thấy cần chỗ ngồi, họ sẽ tự chủ động tiến vào ghế trống mà không cảm thấy tổn thương.
Theo Dân trí
Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay là đất nước vẫn còn thiếu vốn cho phát triển. Vì vậy, cần có một cơ chế chính sách hợp lý để huy động tối đa nguồn vốn từ nhiều nguồn lực khác nhau để thúc đẩy phát triển đất nước.
Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 23/11, ngay sau khi thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur của Vietjet nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa và du lịch giữa Việt Nam – Malaysia, cũng như toàn Đông Nam Á.
BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ
Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017
Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Tổng Biên tập: Lê Hồng Kỳ
Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342
Email: baohanam.dientu@gmail.com
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.