kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Văn hóa

Văn hóa

Nhạc sỹ Văn Cao (1923 - 1995) - tác giả của Quốc ca Việt Nam là một nghệ sỹ bậc thầy trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật: âm nhạc, thơ ca, hội họa.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 3411/QĐ-BVHTT&DL và 3408/QĐ-BVHTT&DL về công bố Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia với Múa hát Lải Lèn (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân) và Hát Trống quân Liêm Thuận (xã Liêm Thuận, huyện Thanh Liêm).

Nhằm tiếp tục gìn giữ, kế thừa, tiếp bước và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng của phong trào Tây Sơn và tỏ lòng thành kính, tri ân những đóng góp của người anh hùng “áo vải cờ đào”, trí dũng song toàn Quang Trung - Nguyễn Huệ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Quang Trung - Anh hùng dân tộc (1788-1792)" của nhà nghiên cứu sử học và văn học Hoàng Thúc Trâm.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, “Nghệ thuật trình diễn dân gian, Tri thức dân gian Vovinam - Việt Võ Đạo Thành phố Hồ Chí Minh” chính thức được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghệ sỹ saxophone Kenny G nổi tiếng toàn cầu với mái tóc xoăn và tiếng kèn giàu cảm xúc đã tới Hà Nội tối 12/11, sẵn sàng cho buổi biểu diễn đỉnh cao tới đây.

Với mục đích giúp cho học sinh có cơ hội tìm hiểu giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung, giá trị nhân văn của các tác phẩm văn học nói riêng; khơi dậy và khuyến khích học sinh có tố chất được làm quen với việc sáng tác thơ văn cũng như niềm yêu thích học môn Ngữ văn nói chung, những năm qua, Trường THPT chuyên Biên Hòa đã nỗ lực duy trì và tổ chức nhiều hoạt động giáo dục có ý nghĩa, thu hút đông học sinh tham gia.

Châu bản triều Nguyễn còn lại hiện nay gồm hơn 86.000 văn bản gốc của 11 triều vua nhà Nguyễn, trong đó có 10 vị vua để lại bút tích phê duyệt bằng mực son trên văn bản. Lễ khai mạc không gian trưng bày “Châu bản triều Nguyễn - Ký ức một triều đại” sẽ diễn ra vào 17h ngày 17/11 tại Hà Nội.

Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ kỳ họp lần thứ 42 Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Chủ tịch đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Sáng 7/11, UBND thị xã Duy Tiên khai mạc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng, tuyên truyền giới thiệu Bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn. Dự Khai mạc có lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, Thị ủy, UBND thị xã; lãnh đạo trung tâm văn hóa – thông tin các huyện, thành phố, thị xã. Tham gia liên hoan có gần 500 hạt nhân tiêu biểu là các nhạc công, ca sỹ, diễn viên, tuyên truyền viên không chuyên của 16 đoàn nghệ thuật quần chúng các xã, phường trên địa bàn thị xã.

Cuộc thi vẽ tranh “Sắc màu nguồn cội” được tổ chức nhằm tạo sân chơi bổ ích cho người khuyết tật tại Việt Nam (từ 19 đến 35 tuổi) góp phần khơi dậy niềm đam mê hội họa, tư duy sáng tạo nghệ thuật, đưa các tác phẩm của họ đến gần hơn tới cộng đồng.

Đình Bùi, thôn Bùi Nguyễn, xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý được xây dựng trên một khu đất cao rộng; nằm bình yên, trầm mặc dưới bóng mát của những gốc đa cổ thụ. Xưa kia, cạnh đình là bến Bùi bên dòng sông Ngô Xá nối với dòng sông Châu. Trên bến Bùi là chợ Bùi họp vào các ngày mùng 2, mùng 4, mùng 7, mùng 9, 12, 14, 17, 19, 22, 24, 27, 29 hàng tháng. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, ngày phiên chợ, thuyền về buôn bán đậu chật bến sông. Chợ Bùi đông vui, sầm uất, tấp nập cảnh người bán người mua hết sức nhộn nhịp. Nằm gần bến sông, gần ngay chợ Bùi, nhưng đình Bùi luôn giữ được vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng; được người dân trong vùng, quanh vùng, người tới bán buôn đều một lòng thành kính thờ phụng.

Sau 2 ngày (3 – 4/11) tổ chức, Hội thảo Thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học (KCH) lần thứ 58, năm 2023 đã kết thúc tốt đẹp.

Sáng 02/11, tại Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam), Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Hà Nam tổ chức Hội thảo khoa học Thông báo Khảo cổ học toàn quốc lần thứ 58.

Ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hiệp hội Dệt lụa Nha Xá dẫn chúng tôi đi thăm làng, vừa đi vừa xuýt xoa: “Nếu 5 năm về trước, nơi đây có khoảng gần 20 căn nhà cổ mang dáng dấp kiến trúc Pháp, nhưng bây giờ chỉ còn rất ít. Tuy nhiên, những căn nhà cao tầng, căn biệt thự mới hiện đại cũng đã được xây dựng, tạo nên không gian làng vừa hiện đại, vừa cổ kính cho Nha Xá...”.

Hà Nam là vùng đất có nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú và độc đáo. Đó là những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội và nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian…, phần nào thể hiện bản sắc văn hóa và sự sáng tạo của người dân Hà Nam. Nhưng qua thời gian và sự biến thiên của lịch sử, nhiều di sản văn hóa phi vật thể dần mai một và mất đi. Thật may, vẫn còn một số người nặng lòng với vốn văn hóa dân gian cổ truyền, ngày đêm miệt mài sưu tầm và phục hồi lại những giá trị xưa cũ ấy. Nhờ đó, đến nay Hà Nam đã có 12 di sản được ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và nhiều di sản đang được nghiên cứu để đề nghị ghi danh Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thời gian tới.

Bộ Tài chính yêu cầu UBND địa phương trên cả nước kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại di tích lịch sử-văn hóa. Thời kỳ kiểm tra năm 2023 và báo cáo kết quả trước ngày 31/3/2024.

Tối ngày 29/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đêm đại nhạc hội Fire Up: Stellarous đã diễn ra thành công với sự tham dự của hơn 1.000 sinh viên trong và ngoài trường.

Quần thể di tích và danh thắng thờ Nữ tướng Lê Chân hay còn gọi theo địa danh lịch sử là Căn cứ địa Lạt Sơn, nơi ghi dấu ấn lịch sử về hoạt động của Chưởng quản binh quyền Lê Chân, đồng thời cũng là nơi Nữ tướng hy sinh. Khi cuộc chiến chống quân xâm lược Đông Hán rơi vào thế nguy cấp, Nữ tướng Lê Chân tiếp tục cùng thủy binh xuôi về nam đồng bằng sông Hồng đã chọn vùng rừng núi hiểm trở Lạt Sơn để làm căn cứ phòng thủ chặn quân thù Đông Hán. Nơi đây có vị trí hiểm yếu, lưng tựa vào dãy núi hình cánh cung ở phía Tây chạy từ Bắc xuống Nam; trước mặt, phía Đông là sông Đáy, sông Ngân như hai hào nước, tiến có thể đánh, lui có thể giữ, đầu cuối hô ứng lẫn nhau. Trận địa phòng thủ được xây dựng ở các thung lũng trước núi, ở các hang động và các đồi đất lẫn đá kéo dài khoảng 7 km từ Bắc xuống Nam. Các tên thung, núi đồi và ký ức dân gian, mặc dù đã trải qua gần 2.000 năm vẫn giúp đời sau hình dung được những nét cơ bản về căn cứ và những trận đánh cuối cùng của bà Lê Chân. Mang trong mình nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa và khảo cổ học, vùng Căn cứ địa Lạt Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra Quyết định xếp hạng Di tích cấp quốc gia loại hình lưu niệm sự kiện.

Sáng 28/10, UBND huyện Lý Nhân đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng cấp Quốc gia Mộ và Khu lưu niệm nhà văn, liệt sĩ Nam Cao.

Đình Lãm (tổ dân phố Lãm, thị trấn Tân Thanh, huyện Thanh Liêm) tọa lạc phía Đông của tổ phố, mặt quay hướng Đông Nam nhìn ra cánh đồng rộng thoáng, trên thế đất “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”. Phía Đông đình có sông Kinh Thủy bắt nguồn từ hồ Bầu Cừu chảy uốn lượn qua trước đình, phía Tây đình có núi Hang, núi Tháp; phía Bắc là núi Cõi, núi Đò. Theo các nguồn tư liệu hiện còn lưu giữ tại di tích và Bảo tàng tỉnh cũng như qua lời kể của các vị cao tuổi tại địa phương thì tổ dân phố Lãm lập thờ 5 vị thần bao gồm: 3 vị thờ tại đình làng là Đức Bình Thiên Đại vương; Hồng Mai Công chúa; Đức Bản Cảnh và 2 vị thờ ở miếu là Sơn Tinh Công chúa (miếu Cửa Hang), Bạch Hoa Công chúa (miếu Cửa Chùa). Đây đều là những vị thần có công với dân với nước thời kỳ đầu dựng nước.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy