Lý do nhiều chị em bổ sung canxi vẫn loãng xương

Sinh đẻ, nuôi con bú, mãn kinh đều làm suy giảm estrogen, khiến cơ thể khó hấp thụ canxi, gây loãng xương.

Chị Đoàn Thu Hương (48 tuổi, Khâm Thiên, Hà Nội ) gần đây thấy đau nhức mình mẩy, tê bì chân tay, chuột rút, tóc rụng và khô. Xin phép cơ quan nghỉ buổi sáng, chị vào viện thăm khám và xét nghiệm, được bác sĩ kết luận thiếu canxi.

Bà mẹ 2 con tỏ ra khá bất ngờ với kết quả xét nghiệm này. Chị khăng khăng: "Tôi là người lo xa bệnh tật, vì vậy ngay từ tuổi 40 đã chịu khó bổ sung thực phẩm chức năng chứa canxi và vitamin D. Ông xã ít uống, nhưng xương khớp vẫn ổn định. Cớ sao tôi lại loãng xương nghiêm trọng như thế được".

Nhiều chị em cũng thắc mắc, bổ sung thực phẩm và uống canxi đầy đủ vẫn bị loãng xương, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh. Trên thực tế, canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương. Vitamin D tham gia vận chuyển giúp dẫn lượng canxi tối đa đến đích. Tuy nhiên, nội tiết tố nữ estrogen mới là hormone giúp canxi gắn chặt vào khung xương.

Sinh đẻ, nuôi con, mãn kinh đều khiến phụ nữ loãng xương.

Nội tiết tố nữ được ví như xi măng gắn canxi thành những bức tường liền khối. Nếu cơ thể thiếu hụt estrogen thì việc bổ sung canxi và vitamin D cũng khó cải thiện được mật độ xương. Quá trình tổng hợp canxi gặp hạn chế, trong khi hệ xương lão hóa nhanh sau tuổi 35, dẫn đến quá trình loãng xương nhanh hơn.

Estrogen được buồng trứng tiết ra từ giai đoạn dậy thì, đạt nồng độ cao và ổn định nhất ở tuổi thanh xuân, bắt đầu suy giảm dần khi phụ nữ ngoài 30 tuổi hoặc sau sinh nở. Tốc độ giảm nhanh hơn khi chị em bước vào giai đoạn tiền mãn kinh 40-50 tuổi, ngừng sản xuất estrogen lúc mãn kinh, ngoài 50.

Đây chính là nguyên nhân phụ nữ thường dễ mắc các bệnh xương khớp sau tuổi 30, sinh nở, nuôi con bú. Ngoài 40-50 tuổi, hầu hết chị em phải chung sống với các triệu chứng khó chịu của bệnh xương khớp.

Ngoài loãng xương, thiếu hụt nội tiết tố nữ còn gây ra nhiều rối loạn về sinh lý; suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe; nám da, sạm đen, nhăn nheo, chảy xệ…

Bổ sung nội tiết tố nữ estrogen, canxi, vitamin D đầy đủ giúp cải thiện triệu chứng loãng xương ở phụ nữ.

Chị em có thể bổ sung estrogen dạng hóa tổng hợp (tiêm hoặc uống) theo đúng chỉ định bác sĩ. Giải pháp có tác dụng nhanh sau 3-7 ngày, song nếu sử dụng quá liều quy định có thể gây quá sản nội mạc tử cung, làm tăng kích thước khối u. Liệu pháp này cũng chống chỉ định với phụ nữ có nguy cơ cao ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng.

Chị em cũng có thể bổ sung estrogen dạng thảo dược, ví dụ như hoạt chất isoflavone chiết xuất từ mầm đậu nành. Liệu pháp có nguồn gốc thực vật, có thể tự đào thải ra ngoài nếu dư thừa, sử dụng dễ dàng, song hiệu quả chậm hơn, có tác dụng sau 3-8 tuần.

Tập đoàn DSM Thụy sĩ cũng nghiên cứu cho thấy, các hợp chất isoflavone mầm đậu nành có thành phần genistein làm tăng khả dụng estrogen. Họ gọi genistein aglycone có độ tinh khiết cao là hoạt chất Genivida và tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt tại châu âu. Báo cáo năm 2015 của Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) cho biết, chưa ghi nhận bằng chứng dùng genistein ở liều nhất định gây tác dụng phụ tại 3 cơ quan: vú, tử cung, tuyến giáp. Hoạt chất Genivida đã được tập đoàn DSM Thụy Sĩ bảo hộ toàn cầu.

Theo VnExpress

Vũ Hà

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy