Các chi tiết cần kiểm tra khi lái ôtô dịp Tết

Tết là thời điểm nhu cầu sử dụng xe cá nhân tăng cao, vì thế nhiều người có thói quen bảo dưỡng, kiểm tra xe trước Tết.

Suzuki Việt Nam đưa ra những khuyến cáo về các trang thiết bị trên xe cần được kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn khi sử dụng trong dịp Tết.

Các chi tiết cần kiểm tra khi lái ôtô dịp Tết  

1. Kiểm tra lốp

Để có những chuyến đi an toàn và êm ái, lốp xe đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Suzuki Việt Nam đưa khuyến cáo nên kiểm tra tình trạng lốp xe ít nhất một lần mỗi tháng, đặc biệt là trước và sau những chuyến đi dài. Người dùng nên quan sát cả bốn lốp xe, xem có dấu hiệu bất thường như các vết rạn, nứt, vết phồng bất thường bên cạnh lốp. Ngoài ra, mặt lốp cần kiểm tra độ mòn thông qua gờ báo mòn.

Lốp xe luôn cần được kiểm tra áp suất đúng chuẩn.

Suzuki Việt Nam khuyến cáo người sử dụng nên sắp xếp lịch đảo lốp xe, đảm bảo cả bốn lốp xe có độ mòn đều, kéo dài thời gian sử dụng. Thời gian tối đa để thay lốp xe khoảng 6 năm, kể từ ngày sản xuất bởi lốp xe làm từ hợp chất cao su, sẽ trở nên kém an toàn theo thời gian.

2. Kiểm tra hệ thống phanh

Phanh là bộ phận an toàn hàng đầu trên xe ôtô, là vấn đề cốt yếu trong vận hành, sự an toàn của người sử dụng. Suzuki Việt Nam khuyến cáo người dùng cần để ý những hiện tượng bất thường như: chân phanh không ổn định, hiện tượng rung, lệch hướng, âm thanh lạ và độ dày của má phanh. Trên bảng đồng hồ xe sẽ xuất hiện đèn báo khi hệ thống phanh ABS có vấn đề.

Trong đó, má phanh là chi tiết hao mòn nên cần kiểm tra định kỳ. Người dùng có thể quan sát độ dày má phanh bằng mắt thường, hoặc mỗi khi tháo lốp ra kiểm tra. Khi sử dụng, người dùng cảm nhận phanh cần lực đạp lớn hơn hoặc mất nhiều hơn thời gian để dừng xe, rất có thể má phanh đã bị mòn nhiều.

Ngoài ra, khi phanh có hiện tượng lúc ăn, lúc không thì rất có thể hệ thống phanh đã có vấn đề như rò rỉ dầu phanh, lọt khí, má phanh không đều, dầu phanh bẩn... và tình huống xấu nhất là má phanh bị bó cứng vào đĩa phanh, hệ thống dầu thủy lực mất tác dụng đàn hồi nên chân phanh không nhả trở lại.

Khi gặp các hiện tượng trên, khách hàng hãy lập tức dừng xe, liên hệ đại lý Suzuki gần nhất để được hỗ trợ kỹ thuật hoặc nhanh chóng đem xe đến đại lý Suzuki để được kiểm tra.

3. Kiểm tra ắc quy

Ắc quy là chi tiết quan trọng giúp xe khởi động và duy trì hệ thống điện trên xe. Đây là chi tiết được chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra và thay thế định kỳ.

Ắc quy là bộ phận quan trọng nhất cho hệ thống điện trên ôtô.

Nếu buổi sáng khi khởi động xe mà thấy dấu hiệu lạ như khó đề, đề dai... thường do ắc quy không tích đủ nguồn điện để khởi động động cơ. Người dùng nên mang xe đến đại lý Suzuki ủy quyền gần nhất để đo dòng ắc quy đang sử dụng, kiểm tra hệ thống sạc và hệ thống điện trên xe. Nếu ắc quy ở mức từ 12,4 đến 12,7 volt là có thể sử dụng tiếp, dưới mức này ắc quy cần được thay thế để đảm bảo an toàn.

Đa số các hãng xe thường đặt bình ắc quy dưới nắp capô, bên cạnh động cơ. Bằng mắt thường, người dùng có thể quan sát xem ắc quy có hiện tượng lạ như: vỏ bình ắc quy bị biến dạng, phồng, rộp, hoặc trào dung dịch dẫn đến cực ắc quy có hiện tượng sùi bọt trắng.

Nếu gặp trường hợp này, khách hàng lập tức đem xe đến xưởng dịch vụ Suzuki để được hỗ trợ.

4. Kiểm tra dầu và hệ thống làm mát động cơ

Để động cơ hoạt động an toàn và bền bỉ, người dùng cần lưu ý kiểm tra dầu bôi trơn động cơ và hệ thống làm mát.

Trên xe đa số các mẫu xe, mức dầu động cơ cần kiểm tra qua que thăm dầu, mức lý tưởng nằm ở giữa điểm tối đa và tối thiểu được đánh dấu trên que. Nếu mức dầu thể hiện trên que thấp, cần bổ sung thêm. Nếu mức dầu cao, cần xả bớt để đảm bảo động cơ luôn hoạt động trong ngưỡng tối ưu. Dầu động cơ cần thay thế theo khoảng thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất.

Với xe Suzuki, hãng khuyến cáo sử dụng dầu động cơ chính hãng luôn có sẵn tại các đại lý Suzuki Việt Nam. Dù không lái xe thường xuyên, người dùng cần thay dầu động cơ ít nhất 6 tháng/lần.

Ngoài ra, hệ thống làm mát động cơ trên xe cần kiểm tra thường xuyên. Người dùng có thể quan sát nhiệt độ động cơ qua đèn báo trên bảng đồng hồ. Mức nhiệt độ lý tưởng là ở khoảng giữa đồng hồ, giữa vạch H (hot) và vạch C (cold), khoảng 80 đến 90 độ C. Bằng mắt thường, người dùng quan sát bình chứa nước làm mát động cơ dưới nắp capô. Có hai mức thấp hoặc cao trên bình nước phụ, mức nước mát lý tưởng luôn nằm xấp xỉ vạch phía trên.

Dung dịch làm mát động cơ cần được thay thế đúng chủng loại, đảm bảo khả năng làm mát động cơ tối ưu. Suzuki Việt Nam khuyến cáo sử dụng nước làm mát chính hãng có sẵn tại hệ thống 39 đại lý ủy quyền của Suzuki trên toàn quốc.

5. Kiểm tra lọc gió động cơ

Lọc gió động cơ được ví như lá phổi của xe, là bộ phận bảo vệ động cơ xe khỏi bụi bẩn, tối ưu hóa lượng không khí vào động cơ. Lọc gió bẩn do hạt bụi lấp đầy các lỗ thông khí của lọc, làm giảm lưu lượng khí cần cung cấp cho động cơ, dẫn đến tình trạng làm giảm công suất động cơ, xe tốn xăng và nóng máy, tạo muội than trong buồng đốt và đầu bugi. Việc bảo dưỡng lọc gió động cơ giúp xe hoạt động hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu và đạt hiệu suất tối ưu.

Lọc gió động cơ cần vệ sinh để tối ưu mức tiêu hao nhiên liệu.

Khoang chứa lọc gió động cơ nằm bên cạnh động cơ, bên trong là tấm lọc với nhiều khe lọc gió. Theo thời gian sử dụng, bộ phận này thường bị bẩn và trở nên kém hiệu quả. Theo khuyến cáo và quy trình bảo dưỡng của các Suzuki, lọc gió động cơ cần thay mới định kỳ và vệ sinh sau mỗi lần bảo dưỡng xe. Nếu xe hoạt động trong điều kiện nhiều bụi bẩn, chi tiết này cần thay thế sớm hơn.

Theo VnExpress

Trương Dũng

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy