kita group giới thiệukita group dự ánkita group liên hệkita group STELLA MEGA CITYkita group STELLA RESIDENCE
Giá cả hàng hoá ổn định tại trung tâm thương mại, tăng cục bộ tại một số chợ ở t.p Phủ Lý

Giá cả hàng hoá ổn định tại trung tâm thương mại, tăng cục bộ tại một số chợ ở t.p Phủ Lý

Những ngày qua, trên địa bàn thành phố Phủ Lý bệnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thành phố thực hiện giãn cách một phần các xã, phường có ca mắc Covid-19. Lo lắng trước dịch bệnh người dân tập trung mua các loại hàng hóa dẫn đến giá cả thị trường có biến động nhất định.

Theo tin từ Sở Công thương, trong ngày 23/9, tại một số chợ trên địa bàn thành phố Phủ Lý giá cả các loại rau tăng mạnh như: rau muống, bắp cải, rau ngót. Các mặt hàng tươi sống như thịt lợn có hiện tượng tăng giá cục bộ và tự phát tại một số thời điểm trước khi thực hiện Chỉ thị 16. So với thời điểm ngày 15/9 và khu vực các huyện trên địa bàn tỉnh, giá các loại nông sản tăng khá cao. Cụ thể giá rau muống 15.000 đồng/mớ, tăng 10.000 đồng; bắp cải 20.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng; rau ngót 8.000 đồng/mớ, tăng 4.000 đồng.

Đảm bảo vận chuyển lưu  thông hàng hóa kịp thời thông suốt
Khách hàng mua hàng hóa tại cửa hàng tự chọn Hưng Hương, thành phố Phủ Lý.

Đối với hàng thực phẩm tươi sống: Thịt lợn mông sấn có giá 140.000 đồng/kg, tăng 50.000 đồng/kg; thịt nạc thăn 150.000 đồng/kg, tăng 50.000 đồng/kg; thịt ba chỉ 170.000 đồng/kg, tăng 50.000 đồng/kg; thịt bò loại 1 bán 270.000 đồng/kg. tăng 20.000 đồng/kg; gà ta sống 150.000 đồng/kg, tăng 25.000 đồng/kg. Trứng gà, trứng vịt đều có giá 4.000 đồng/quả, tăng 500 đồng/quả so với các chợ huyện.

Riêng tại các Trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn thành phố, giá cả các mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ và lương thực vẫn giữ giá ổn định so với ngày thường.

Để đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vùng có dịch Covid-19, Sở Công thương đề nghị các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo nhằm đảm bảo vận chuyển, lưu  thông hàng hóa kịp thời, thông suốt mọi lúc, mọi nơi trên tinh thần chỉ kiểm tra tại điểm đi, điểm đến và đảm bảo các quy định an toàn phòng, chống dịch; đồng thời phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các đơn vị và các địa phương để xử lý linh hoạt tạo điều  kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu phục vụ phòng, chống dịch, phục vụ đời sống nhân dân và nguyên vật liệu sản  xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu. 

Sở Công thương cũng hướng dẫn danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu được lưu thông, kinh doanh để phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân và đảm bảo hoạt động sản xuất khi thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể nhóm thực phẩm, bao gồm các mặt hàng theo danh mục tại Phụ lục II,  Phụ lục III và mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 – Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật  An toàn thực phẩm. Nhóm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bao gồm các mặt hàng như: sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi … Nhóm nhiên liệu, năng lượng như: xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, than... Và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của địa  phương.

Thanh Bình

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy