Liên kết sản xuất nông nghiệp sạch ở Kim Bảng

Thực hiện chương trình liên kết sản xuất nông sản sạch làm vệ tinh, liên kết với các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh, đến nay, huyện Kim Bảng có các mô hình liên kết sản xuất rau, củ, quả ở 4 xã: Thi Sơn (5ha), Văn Xá (3,3ha), Đồng Hóa (2 mô hình, mỗi mô hình 2ha), Nhật Tân (mô hình sản xuất rau an toàn và nấm ăn, diện tích hơn 5.000m2).

Với mục tiêu cung cấp nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, thời gian qua, huyện Kim Bảng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển sản xuất, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị, phát triển bền vững. 

Cùng với cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện cũng đã có giải pháp hỗ trợ nông dân sản xuất thực phẩm sạch, an toàn, như đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các đối tượng cây trồng theo hướng hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường và hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông sản sạch…

 

Khu nhà lưới sản xuất rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của hộ gia đình anh Phạm Hoàng Hiệp, xã Thi Sơn (Kim Bảng).

Cơ sở sản xuất rau an toàn của anh Phạm Hoàng Hiệp ở xã Thi Sơn là một trong những cơ sở tiên phong trong phát triển hiệu quả mô hình liên kết sản xuất thực phẩm an toàn.

Sau 2 năm hoạt động, đến nay, cơ sở này đã có sản phẩm nông sản sạch cung cấp ra thị trường trong và ngoài huyện. Tự thuê đất của những hộ không có nhu cầu sản xuất, anh Hiệp tích tụ được gần 5ha đất bãi ven sông để sản xuất, với giá thuê là 50kg thóc/sào/năm, thời gian thuê 10 năm. Từ đó, anh đầu tư nhà lưới, diện tích khoảng 1.000m2 chuyên trồng các loại rau ăn lá và áp dụng những quy trình thâm canh khoa học, quản lý dịch bệnh theo quy trình sản xuất rau an toàn.

Ngoài ra, còn trồng các loại rau, củ, quả ở diện tích ngoài nhà lưới, trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất của anh Hiệp cung cấp ra thị trường khoảng 150-200kg rau, củ, quả các loại (cung cấp cho bếp ăn của một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện, một số cửa hàng rau sạch ở TP.Phủ Lý). Anh Phạm Hoàng Hiệp cho biết: Hiện tại, tôi đang hoàn tất các thủ tục để liên kết sản xuất, cung cấp rau sạch và quả cà chua cho Công ty VinEco (Tập đoàn Vingroup).

Chính thức đi vào sản xuất từ tháng 7/2016, Cơ sở sản xuất rau an toàn của bà Trần Thị Liệu ở xã Đồng Hóa đã tích tụ được gần 2 mẫu để đầu tư sản xuất rau, củ, quả an toàn. Trên diện tích tích tụ được, bà Liệu đầu tư trồng các loại rau ăn lá như rau ngót, rau cải, mồng tơi, rau muống, bầu, bí xanh,… để cung cấp cho các bếp ăn các trường mầm non ở xã Nhật Tân, Đại Cương, thị trấn Quế.

Ngoài ra, cơ sở sản xuất của bà còn cung cấp lượng rau an toàn hằng ngày cho cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm ở thị trấn Quế, cửa hàng bán rau an toàn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất của bà đưa ra thị trường từ 40-50kg rau, củ, quả các loại.

Được cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất rau an toàn thực phẩm của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nam, các mô hình sản xuất rau an toàn không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, giúp người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng mà còn từng bước xây dựng vùng trồng trọt hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao cho các cơ sở sản xuất.

 

Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch

Chiều 24/8, Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) đã tổ chức hội nghị Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong liên kết tiêu thụ sản phẩm NN sạch với các cửa hàng, doanh nghiệp NNCNC.

Nguyễn Hiền

Nguyễn Hiền

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy