Sống mãi như những cây trắc bách hương - Giông tố

Cậu tú Fidel, cao lớn, trong niềm hân hoan nhộn nhịp của đêm đầu tiên ở nhà đã không nhận thấy sự yên ắng của những tiếng nói gia đình.

Trong căn phòng giáp mái ở trên cao, nơi rất gần thôi, đã nổi lên tiếng ríu rít của những con Tômêghin và cái rét ở trên cao đã đậm hơn, ông già Ángel ngồi đọc lại những tờ báo hôm nào cũng được đưa đến vào buổi chiều bởi Juan Socarrás, người đưa thư và điện báo mới từ Yara đến, theo lời giới thiệu của nhân viên điện báo Pedro Botello. Tại Yara, không có nhiều nhà và quảng trường cùng phố xá để chứa nổi biết bao nhiêu câu chuyện, từ chuyện ông chủ điền trang Carlos Manuel de Cespedes phất cờ dựng nước Cộng hòa trên mảnh đất của mình, bắt đầu những trận chiến đấu của chiến tranh lớn, và chuyện Máximo Gomez trút hết căm thù khủng khiếp lên đầu những toán quân Tây Ban Nha bằng trận mã tấu đầu tiên. Nhân dân đã được nói đến trong tờ Espejo de Paciencia, và dù nhiều người dân không nhớ hết những câu thơ để có thể kể lại một cách thật chính xác, họ vẫn sống ngang nhiên trong hoàn cảnh ấy, đã kể lại cho những người mới đến và du khách biết với một niềm tự hào lớn. Juan Socarrás là "nhà làm luật". Ubaldo Martinez khẳng định điều đó bằng một câu dứt khoát và đầy thuyết phục là "một con người biết giữ thể diện của mình" và không nói gì nữa, bởi vì cái định nghĩa về con người và hành động như vậy thật cũng khó mà chối cãi.

Thiếu niên Thủ đô tặng hoa đồng chí Fidel Castro, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày từ 8 -12/12/1995. Ảnh: TTXVN

Ông Ángel Castro giao cho Ubaldo tiền công trả cho những người thợ chặt cây, bọc trong mấy bọc giấy báo, trong đó có cái túi đựng "một nghìn pêsô toàn tiền 5 xu và pêsêta", mà người nông dân này giấu dưới chiếc bao hai túi đựng đầy thịt muối, bột, cá khô và chở trên lưng con ngựa của mình đi theo con đường len lỏi trên đồi cho đến xưởng cưa của người Đức và của Cristobal Boris tại Pinazes de Mayarí. Anh ta bắt đầu làm việc trong điền trang từ năm 24 tuổi, khi anh quyết định cưới cô Jacinta Martinez. Kể từ đó, anh được Ángel Castro tin tưởng và làm cho ông những việc khác nữa: mang đi mang về những bức thư bí mật tới những "nhân tình" của ông già, bao giờ cũng có một chút gì kín đáo và mờ ám. Generosa, một trong số nhân tình ấy, là mẹ của Martin - người con trai được sinh ra giữa Fidel và Raúl - càng ngày càng giống cha, nhất là cái nhìn nhút nhát của đôi mắt trong sáng.

Trong một lần, Lina mời Martin đến ăn tối đêm Noel. Bà dọn bàn ăn, mời chồng, ông đang mải nói chuyện với ông Fidel Pino Santos bên cửa lớn, không nghĩ đến tác động của màn diễn xung quanh bàn tiệc. Khi Ángel Castro trông thấy Martin, tất cả cái phức tạp ở trong lũ con mình, mặt ông đỏ lên và lập tức giữ lặng im và gật đầu tuân theo quyết định của bà vợ. Lina cũng chỉ nói: "Tất cả gia đình đã đầy đủ, mời sang phòng ăn". Bà Generosa - người lai - lo giữ gìn tên tuổi của mình, không bao giờ làm phiền Lina và cũng chẳng mong chiếm chỗ của Lina, bà kính trọng và yêu quý người phụ nữ ấy - bao giờ cũng ở rất xa - sau những cuộc vật lộn đột ngột cuồng nhiệt của người tình, ông đã mờ nhạt như làn khói thuốc xì gà mà ông khoan khoái từ từ hít thở.

Ubaldo chưa bao giờ đến trường học, đó thực sự là một điều đáng tiếc, bởi anh có một bộ nhớ thật lạ lùng. Nếu anh được phân công lái cần cẩu đi chở mía bằng những cỗ máy người ta gọi là "chuckos", tại đó, cân mía anh không cần phải ghi chép bằng giấy tờ. Đầu anh ghi lại những con số xe chở và khối lượng từng chuyến, giống như một cuốn sổ của người kế toán.

Fidel đã trông thấy anh đi ra cùng con lừa của mình về phía rừng thông. Anh làm công ấy đi theo con đường vào khoảng 10 giờ 30 sáng và vào lúc 1 giờ trưa thì đến nơi, sau khi đã vượt qua 14 khúc sông và tránh được những chỗ quân cướp thường đi lại trên con đường này.

Fidel lúc đó nhìn ngắm ánh sáng của ngọn đèn dầu nhỏ trên chiếc bàn bé trong phòng làm việc của ông Ángel. Ánh sáng nhấp nháy chớp chớp một lúc như quả cầu thuỷ tinh chập chờn giữa luồng ánh sáng cuối cùng hoặc khoảng trống của bóng tối. Đêm hôm ấy, đài phát thanh chỉ phát đến gần sáng thì ngừng và Fidel nhớ đến buổi phát thanh về các cuộc thi đấu giữa hai đội Almendares và Marianas, trong kỳ nghỉ lễ Chúa Giáng sinh vào những năm còn ở tuổi thiếu niên. Cậu nhớ đến cái đêm mất ngủ ấy vì băn khoăn chưa rõ đội nào thắng. Cậu ngồi chống khuỷu tay lên mặt chiếc bàn con ở một góc và tập trung chú ý đọc cuốn "Lịch sử cách mạng Pháp", có tranh minh họa của thời kỳ đó, một bản dịch lưu loát. Đó là bản dịch của Adolphe Thiers, ông là luật sư, nhà báo và là một chính khách; ông còn là một nhà sử học, người mà José Martí đã khẳng định như sau: "Có những con người là của thời đại: Thiers là một người như thế".

Một trong những quyển "Từ điển Bách khoa" trong thư viện của Trường Belén, cậu đã phát hiện thấy những ghi chép về các sự kiện rung chuyển xã hội, nó như một tiếng vọng của những điều đã xảy ra, Thiers đã diễn tả trong những tập sách: (...) ngày 14 tháng Bảy 1789, nhân dân Paris đã xông lên tấn công pháo đài "La Bastille". Tin tức đó đã khiến cho Luis XVI phải bối rối: "Như thế là làm loạn rồi!". Một quan thị thần đã thấy rõ hơn đáp: "Không phải một cuộc nổi loạn thưa Ngài, đó là một cuộc cách mạng Fidel đọc nhiều hiệp ước, sách, đã nghe các giáo sư nói về những nhà bách khoa của Thế kỷ Ánh sáng và đã tuyên bố mình là một người nhiệt tình theo phái của những người ấy; tuy nhiên, trong khi đôi mắt tiếp tục đọc một cách say mê những trang sách, cảm tình và khâm phục của cậu cũng tăng lên đối với những người đã đề ra việc phải tấn công, giành lấy những mơ ước và tư tưởng công lý, bình đẳng và tự do. Camilles Desmoulins, Dantón, Robespierre và biết bao nhân vật chính khác nữa của cuộc cách mạng chống chế độ chuyên chế quân chủ trên các lũy chắn đường phố Paris mà Victor Hugo, nhà văn của cách mạng, đã cho cậu thấy trong các trang tiểu thuyết "Những người khốn khổ'', trong đó, đã nhắc lại cho đời sau đoạn diễn tả về trận Waterloo, một kỳ công văn học lạ lùng, giá trị.

Ánh sáng nhấp nháy trong quả cầu thuỷ tinh quay trở lại làm tối sầm trong giây lát. Qua những khuôn cửa sổ lớn có màn bằng kim loại che chắn, lúc nào cũng mở rộng, gió mùa từ những rừng thông lân cận ở hướng nam thổi vào. Fidel nghe tiếng kêu khô khốc đều đều của chiếc máy ở nhà làm bánh, nơi mẹ của cậu suýt nữa thì mất cả bàn tay, may mà đã chữa khỏi như một sự thần bí kỳ diệu bằng cách rửa thuốc tím. Về sau, bà đã đem áp dụng phương pháp đó để chữa trị cho Cántala, người mà bà đã đem lại cuộc sống, sau khi Cántala sinh con "bị rạch" đã bị các bác sĩ của bệnh viện trả về, vì cho rằng bị nhiễm trùng không thể cứu chữa được.

Chỉ còn ba tiếng đồng hồ nữa thì tới 5 giờ sáng, Fidel tưởng tượng đến những người chăn bò, ngựa bước đi chầm chậm và ngái ngủ, đi đến nhà hầm để vắt sữa cho khoảng 40 con bò sữa, đã chọn từ đêm trước giữa những con bò giống của xứ Carolina, Hoa Kỳ, tại chuồng của điền trang. Những hình ảnh từ thủa thơ ấu lại quay về trí nhớ. Fidel trông thấy con Ballena hồng hộc giận dữ, nhưng con Ballena đã không còn ở trong đàn bò từ ngày nó húc Angelita. Cô bé may mắn thoát hiểm, ông già không muốn mạo hiểm để xảy ra tai nạn, nên quyết định không ngần ngại: "Ubaldo, hãy bảo José María mổ ngay con Ballena".

César Alvarez, người giữ sổ sách tiếp tục làm việc ở văn phòng. Dù được nghỉ hè, Fidel vẫn làm việc và tiếp người dân đến để vay tiền, để nhà hàng cung cấp mọi thứ hàng hóa tiêu dùng từ Holguin, Santiago cho đến cả thủ đô La Habana. Ông Ángel Castro chia phần hoang phí một cách quá mức để về sau không tìm thấy chỗ bù vào trong bản đối chiếu.

Người dân đến từ những đồn điền của Công ty Liên hiệp Trái cây, tại đấy những nhà quản lý Mỹ không căn cứ vào người có thế lực để ứng trước tiền vốn, tất cả mọi thứ đều phải trả ngay bằng tiền mặt, không thể cho vay như vậy, và càng không thể giúp đỡ cho những người lao động trong thời kỳ buồn bã không có tiếng máy chạy trong xưởng. Họ cũng chẳng chú ý gì đến sự thiếu thốn, và việc quần chúng bị bỏ rơi không nơi nương tựa, đâu có phải vấn đề của họ.

Tuy nhiên, ở Birán, có Ángel Castro, là người có rất nhiều đất đai và lĩnh canh tất cả mọi mảnh đất ở xung quanh, có khả năng chắc chắn để quyết định và chuẩn bị cách thức cũng như tiền nong, giúp đỡ những người bất hạnh trong hoàn cảnh thất vọng. Vì thế, người ta thường tìm đến ông, kiếm một việc làm tạm thời để có một "phiếu mua hàng" đem đến nhà hàng hoặc hiệu thuốc Castellanos ở Marcané.

Ông già là một người dễ gần, một người mà ai cũng rất kính trọng. Ông cưỡi ngựa đi ra ngoài, người ta đến nói chuyện với ông ngay trên đường; đến gặp ông tại văn phòng hoặc ngay ở hành lang xung quanh nhà, khi ông đang ngồi hóng mát trong những buổi trưa hè.

Chủ tịch Cuba Fidel Castro phát biểu trước các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị tại Liên Hợp quốc tháng 12/1979. Ảnh: vietnamnet.vn

Trong lúc tư tưởng nghĩ đến buổi sớm mai, bóng đèn bật sáng và Fidel quay vào đọc sách:

Desmoulins chuẩn bị và lãnh đạo cuộc tấn công pháo đài La Bastille, chống lại nền chuyên chính của Robespierre và bị phái ôn hòa xử chém năm 1794. Dantón đứng lên lãnh đạo nhân dân và được phong chức Bộ trưởng Tư pháp. Ông lập Toà án cách mạng. Nước Phổ mưu đồ xây dựng lại chế độ quân chủ trên nước Pháp bằng cách can thiệp quân sự, Dantón tỏ rõ rất tích cực trong việc tuyển mộ quân sĩ và không ngừng truyền hịch cho tướng sĩ, một việc đã làm cho ông được mang thêm một biệt danh cao quý nữa: "Người cứu nguy cho nước Pháp".

Fidel chăm chú đọc sách đến hết buổi rạng đông. Bao giờ cũng vậy, nếu đọc một quyển sách hay, bắt đầu, thể nào cũng phải đấu tranh chống chọi sự buồn ngủ cho đến khi nó biến mất và bấy giờ chỉ còn có việc thức mà thôi. Nhưng lần này, trái lại, cậu cảm thấy có một niềm phấn khởi, khi nghĩ đến Cách mạng Pháp. Chắc chắn lúc đó phải có nắng chói khi nhân dân Paris tràn ngập một tình cảm sâu nặng và đánh đổ tất cả những bức tượng các vua chúa trong Kinh thánh trước mặt nhà thờ Notre- Dame. Nhân dân lúc đó nghĩ rằng: đấy là một loạt tượng các ông vua của nước Pháp, nên hạ xuống đất tất cả những bức tượng ấy, chặt đầu và chôn chúng xuống một nơi không xa nhà thờ nổi tiếng đang vươn cao lên trời những nóc vòm gôtích và dệt những tấm ren ánh nắng xuống mặt đất, cùng với những hình phản chiếu trên mặt kính.

Nhà máy đường Alto Cedro do Công ty West Indian Sugar Corporation lập nên và sản xuất vụ mía đầu tiên năm 1917 và ngừng sản xuất do xung đột bạo lực giữa những người tự do và những người bảo thủ trong vùng, khi tướng Jose Miguel Gómez nổi lên chống phá cuộc tái cử.

Nhà máy đường cũ Alto Cedro và xưởng đường gần đó, dưới cái tên Marcané của luật sư người Santiago Luis Fernande Marcané đến vào năm 1907, nắm giữ những công việc hợp pháp của Công ty Liên hiệp Trái cây tại Cuba.

Castellanos đến thị trấn vào những năm 1920, với mong muốn mua hiệu thuốc mà Công ty West Indian Sugar Corporation đang bán đấu giá. Khi bước qua ngưỡng cửa, ông trông thấy một tủ bày hàng, đằng sau là nơi đóng gói thuốc. Trong cùng là phòng khách, nơi chuẩn bị những phương thuốc cho những người bán buôn và cất rượu cồn bằng phương pháp truyền thống tốt nhất của nồi chưng cất.

Công trình xây dựng ấy bị tàn phá hầu hết vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, để đặt đường sắt vào đến một bộ phận của nhà máy đường, tại đó, người ta phải tìm những phễu mới, để hiện đại hóa công nghiệp và xây dựng những máy lọc Oliver.

Về phần Castellanos, đã xây dựng một nhà thuốc mới và trong cùng là nơi ở trong đặc khu của xã hội thượng lưu.

Ông dược sĩ đi cùng cả gia đình trên một chiếc xe hơi chở thuê. Họ đi theo con đường La Bomba chạy đến sông Nipe, cho tới tận điền trang của Ángel Castro. Bilito, con ông dược sĩ, nhớ đến những chuyến đi trong lúc thiếu thời, toàn thể gia đình sum họp trong phòng khách, ông Ángel than vãn về Raúl và "cậu bé láu lỉnh", và Fidel "đồng ý với những người khởi nghĩa, nếu họ có một chút tình cảm cao đẹp". Cậu ta cũng nhớ đến Agustinita, cô gái đáng yêu, nhỏ bé và gầy, cùng với sự nhẹ nhàng đẹp đẽ của những chiếc lá cây khô hoặc những bông hoa lưu giữ giữa những trang sách.

Bilito và Augustina quen biết nhau ở Trường trung học El Cristo, nơi cha mẹ hai cô cậu gửi đến học. Người phụ trách về quyết định này là một mục sư Tin lành rửa tội đi rong trên các con đường, cùng với cuốn Kinh thánh rất thuyết phục.

Trong những kỳ nghỉ này, Fidel và Bilito cùng nhau đi săn với hai khẩu súng Cráquer và Winchester 44, lấy ở tủ súng đạn trong nhà, để thử xem may rủi ra sao trong cuộc săn này. Trong ngăn để súng, giống như một tủ súng nhỏ, hai người có thể thấy đủ các loại súng nhiều kích cỡ khác nhau. Trong khi nói chuyện về những loại súng, họ nói đến đặc tính của khẩu Remington, đã được dùng trong cuộc phân tranh nội bộ Hoa Kỳ, được sản xuất từ năm 1871. Khẩu Winchester, nguồn gốc Mỹ, đã được cải tiến nhiều coi như một trong những loại súng liên thanh đầu tiên, có khả năng bắn được liền một lúc 12 viên đạn, tới một tầm xa rất lớn và độ chính xác rất cao.

Tuy nhiên, khẩu súng Môde là nổi tiếng nhất và được thừa nhận là tiên tiến về kỹ thuật, bởi độ chính xác cao và tầm bắn xa hơn, được quân đội Tây Ban Nha dùng từ năm 1893, và với nó, hai bên thù địch trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn dùng nó để bắn nhau trên những mảnh đất khô cằn ở châu Âu, kể cả ở châu Á và ở Thái Bình Dương. Loại súng đó cũng được người ta sử dụng, dù không có kết quả lắm trong cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha; trong các cuộc chiến đấu ác liệt, những trận đánh lớn, nhỏ, mà bác bếp García đã từng bị thương tại Birán, trận này sang trận khác, ngày này sang ngày khác, bác phải lết một chân trong những cuộc dạo chơi thường xuyên, dưới những làn khói như mây từ bếp lửa cho tới chiếc tủ tường.

Fidel kể cho Bilito về những cuộc đi dã ngoại của mình tới đồi La Yaya, cùng đi có bác sĩ Silva ở bệnh viện Marcané, và Cándido Martinez, thợ mộc, em ruột Ubaldo, mà những năm trước đã làm đàn ghita, như cây đàn của Angelita. Mọi người mang theo con Marrquesa, con chó cái nòi săn mồi, biết nằm xuống khi thấy chim mồi lẩn ở phía trước, biết nhặt hòn đá chủ ném thăm dò.

Bilito và Fidel thử đường ngắm vào những cây cọ hoàng gia hoặc những cây cọ maranhon rất cao. Những lần khác lại thấy họ trên sân bóng chày của thị trấn, ở đấy, có cuộc thi đấu của hai đội Marcané và Miranda. Fidel phóng ngựa nước đại từ Birán đến và chiếm giữ luôn khung thành như một cầu thủ ném bóng, trong lúc người bạn Bilito ngồi xem ở trên bậc ngồi tạm để xem hai đội đấu với nhau kịch liệt. Một trong những trận đấu ấy được tờ báo Diario de Cuba tường thuật rất rõ. Tiêu đề của bài đó là khuếch trương chiến quả: "Marcané thắng một trận 7 trên 4". Địch thủ của họ trong ngày hôm nay là đội của Quận 4 ở Cueto, một trận mà họ bảo đảm là sẽ bị thua, bởi một tay ném rất giỏi là Fidel Castro.

Hai cậu thanh niên sẽ sớm vào trường đại học. Trước tiên là Fidel và sau đến Bilito. Trong thời kỳ nghỉ, họ chơi bida tại quán ở thị trấn và chuyện trò với nhau về tương lai. Cả hai đều nhớ đến món nợ 175 pêsô mà ông Ángel có trong hiệu thuốc, bằng những "phiếu mua hàng" và giấy cấp thuốc cho một số nông dân, gửi đến cho Castellanos để Birán chịu trách nhiệm thanh toán.

Bilito than phiền: - Cần phải biết việc này. Thật kinh khủng. Những phụ nữ nông thôn mang đến những đứa trẻ bọc trong tấm vải trải giường, bị mất nước vì quá nhiều axít trong máu, đã giết chết bao trẻ con bất hạnh, ở trong điền trang của các cậu, có ông già đã đỡ được nhiều, còn ở những chỗ khác, người dân chẳng biết nhờ được ai, cho nên khi có người đến chữa thì đã chết rồi.

Hầu như cùng một giọng nói giống nhau. Fidel nói thêm rằng đến mùa Hè thì sốt rét hoành hành. - Mình đã trông thấy họ run bắn lên như thế nào - và quay sang vấn đề công nợ, cậu nói tiếp: Chúng ta sẽ nói với ông già, rằng số tiền gửi bằng ngân phiếu, chúng ta đã nhận được và sẽ đưa đến cho trường đại học.

Không một ai trong hai người có tư tưởng chính trị vững vàng. Bilito đã tham gia vài ba cuộc phản kháng của sinh viên trong Học viện Santiago, và dù rằng triển vọng của cậu hãy còn non nớt, nhưng ít nhất cũng đã nắm được những điều gì đã xảy ra ở Marcané, nơi mà không thể nào tách rời khỏi những biến cố chính trị bởi vì Công đoàn hoạt động rất mạnh và có những người lãnh đạo như Loynaz Echevarria, một đảng viên cộng sản có rất nhiều ảnh hưởng lớn và uy tín trong giới công nhân lao động. Fidel có tinh thần quật khởi và cao thượng, nhưng chưa được trau dồi về chính trị, để có thể giải thích được các hiện tượng kinh tế - xã hội và tư tưởng đã làm rung chuyển thời đại: tất cả sự mãnh liệt, đam mê và nghị lực của cậu đều tập trung vào những hoạt động thể thao và những cuộc du ngoạn thám hiểm. Cậu thuộc lớp người theo như José Martí nói: "Họ khát khao về thiên nhiên, yêu thích nước của những con suối và mái lá cây rừng".

Ngày hôm đó, Fidel và Bilito nói rất nhiều về cuộc sống gần đây của mình và những việc học hành sắp tới ở trường Đại học. Fidel nhớ lại những chuyện cảm động khi kết thúc ban học ở Trường Belén, còn Belito thì kể về những năm học ỏ Trường El Cristo và những trách nhiệm phụ trách vai Chủ tịch Hội Thanh niên Công giáo. Fidel nghe rất thích thú những lời bình luận về cuộc triển lãm năm 1939 tại New York, mà Bilito cùng gia đình đã sang thăm, và đã qua thăm cả Florida, New Orleans, Ladero, Ciudad México, Veracruz và Mérida, như thể đã có một cuộc hành hương về thăm Đất Thánh.

Trong lúc cánh quạt trần trong quán bida của thị trấn quay chầm chậm, thay đổi dần không khí nóng bức của căn nhà, Fidel nghĩ, có biết bao hoàn cảnh thật khác nhau, khi mà một ai đó, bắt đầu một cuộc ra đi không có vé tàu quay trở lại. Cậu ngẫm nghĩ tới những cuộc vượt Đại Tây Dương của những người di cư Tây Ban Nha, hoặc đến những ngày trên biển của những người vùng Antillas, cùng với sự thất vọng không thể quay về, bởi vì đã hết thời hạn cư trú và đã ở nơi khác.

Sau những ngày nghỉ cuối cùng, khi dừng lại một thời gian ngắn ở nơi gọi là Vườn cây Nguyệt quế, để hít thở dưới những cây có lá rì rào, Fidel nghĩ tới Birán, tới màu xanh của núi rừng và cái lạnh dưới bóng lá của rừng thông. Ngày 27 tháng Chín 1945, Fidel ghi tên vào học tại Trường Đại học La Habana, để chờ lấy bằng tiến sĩ Luật và luật sư Viện Thẩm kế, hồ sơ số 1308. Fidel sống ở đại lộ Năm, số 8 giữa 2 và 4, tại quận La Sierra, nơi có những con đường hai bên cây lớn sum suê, lá rì rào mát mẻ, lề đường rộng rãi, những đại lộ thênh thang và yên tĩnh, dù xe cộ liên tục qua lại suốt ngày. Đến tháng Tám, cậu đã tròn 19 tuổi, và cảm thấy như một cuộc sống mới đang mở ra trước mặt mình.

Tháng Mười một, Ban Chấp hành Đoàn Vận động viên nghiệp dư chấp thuận đơn thỉnh cầu của Fidel được thi đấu và thay mặt cho những câu lạc bộ Casino Espalol của La Habana và Caribes de la Universidad. Fidel có ý định tiếp tục tập luyện thể thao và tham gia các cuộc thi đấu, nhưng cậu cũng sớm dự kiến được điều đó không thích hợp với việc dành tất cả cố gắng cần thiết cho đời sống chính trị ở trường đại học, và tất nhiên Fidel đã dành ưu tiên trong việc gắn bó với sự nghiệp của sinh viên.

Ngày 3 tháng Giêng 1946, khi ông Giám đốc Học viện Nghiên cứu trung học số 2 khu Vedado, tiến sĩ Ambrosio Aguilar Hernandez, ký giấy thuyên chuyển sinh viên Fidel Castro Ruz - bấy giờ đã học qua mấy tháng đầu trong trường đại học - anh ta chỉ quan tâm đến những vấn đề chính trị đang làm rung chuyển đất nước, trong thời chính phủ của Grau đã gây thất vọng cho đa số nhân dân vì đã đặt lòng tin vào chính quyền của ông.

Fidel ngồi bên cạnh ghế, trầm ngâm nghe bài đọc cao giọng của giáo sư, đang ngồi trên chiếc ghế lớn của phòng học. Người chuyên viên nghiên cứu phân tích từng điểm những ghi chép của Fidel, những báo cáo và những sách xuất bản về môn học và những tư liệu, mà sau đó, sinh viên Fidel đều đọc nó trong những hội nghị lớn ở trường đại học.

Fidel kính phục giáo sư René Herrera Fritot bởi sự uyên bác và suy nghĩ của ông về khả năng của con người để nhớ, tưởng tượng, mơ tưởng độc đáo và sau đó, viết ra kết quả tổng hợp cuối cùng khá xuất sắc.

Fidel thấy giáo sư Fritot có đức tính kiên trì và không nhầm lẫn, vì thường xuyên ghi lại những tóm tắt và nhận xét trong cuốn nhật ký, với sự tỉ mỉ riêng của một người sống một cuộc sống có phương pháp, chầm chậm, không ngại gì những công việc thật dài hàng giờ, mặc dầu ông vẫn mang bệnh, người không được khoẻ.

Thủ lĩnh nhóm Guamá được sự ủng hộ của Fidel từ ngày 4 tháng Hai 1946. Đây là một cơ quan dành cho việc khảo cổ mà một trong số những thành viên tích cực nhất chính là giáo sư tiến sĩ René Herrera Fritot, người giảng dạy môn Nhân chủng pháp lý tại trường Luật. Những lớp học được diễn giảng trong phòng thí nghiệm Aristides Mesare, đặt tại ngôi nhà Felipe Poey, ở gần Quảng trường Cadena. Vị giáo sư không chỉ coi cậu thanh niên là học trò của mình mà còn quý mến cậu bởi những đức tính nhân văn trong con người học trò ấy nữa.

Mối quan hệ gắn bó giữa vị giáo sư với cậu học trò của mình đã được xác nhận trong cuốn nhật ký của tiến sĩ Fritot như sau: 1946

10 tháng Giêng

Nhận được một hòm đầy những quả cam tuyệt vời gửi tới cho mình từ Oriente của học trò Fidel Castro.

(...)

18 tháng Giêng

F. Castro và José Cibeũas, hai học trò trường Luật.

(...)

4 tháng Hai

N: (Trước bữa cơm): Castro và ba sinh viên môn Nhân chủng pháp lý và bà mẹ một nữ sinh viên trong số đó đến thăm nhóm Guamá: cô Caigne (con gái bà đó) nộp số tiền đầu tiên là 1 đôla, những người khác nộp ở trường đại học.

12 tháng Hai

N: (Trước bữa cơm) Castro và Carlos Callejas (người giúp việc Giám đốc và học trò của tôi trong môn Nhân chủng pháp lý). Người có tài viết, vẽ hoặc làm tính đôi bằng cả hai tay cùng một lúc và rất nhanh, đã từng biểu diễn cho xem nhiều lần. Giáo sư dân tộc học (Etnología) của nhóm Guamá đã xem kỹ từng chi tiết.

13 tháng Hai

T: Tôi nhận được hòm cam từ Mayarí gửi cho của học sinh Fidel Castro.

18 tháng Hai

M: (8 giờ sáng) ở trường đại học. Tôi lên lớp thực hành về môn Nhân chủng pháp lý phần Hai cho 11 học sinh. Fidel Castro trợ giúp tôi (đại biểu của lớp) (...)

21 tháng Hai

M.V: Tôi thấy Castro và Callejas: anh sau nộp 1 pêsô ghi tên mình vào Ban Bảo trợ Nhóm giúp đỡ Guamá.

6 tháng Sáu

Ăn trưa tại "La Zaragozana" cùng Morales Coello và Fidel Castro mời đến.

10 tháng Bảy

M.V: Tôi làm một số biên bản và ghi chép, trong số đó tôi đã giao nộp mấy bản; Fidel Castro, G.Robion và Mestre.

Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử của Hội Sinh viên Khoa Luật sẽ tổ chức vào tháng Ba hoặc tháng Tư, và theo truyền thống của Mella, người ta thành lập vào đầu năm 1946, một đội những người Dũng cảm. Fidel được giới thiệu ứng cử vào làm đại biểu cho môn Nhân chủng pháp lý học. Một trong những sự trải nghiệm đầu tiên và cảm động nhất trong cương vị sinh viên luật học là cùng toàn đội đi thăm Nhà tù kiểu mẫu ở Đảo Thông để nghiên cứu những loại tội phạm và chế độ hình phạt hiện hành. Tại đó, Fidel đã chạm trán với những người coi tù hình sự, họ đã cấm những người bị giam bán những đồ vật, mà họ làm ra.

Những lực lượng tiến bộ của trường đại học có một chút dè dặt đối với người thanh niên dữ dội đến từ trường trung học Thầy tu dòng Tên Belén. Nơi toàn những con nhà giàu và có địa vị cao trong xã hội Cuba tới học, nơi những chương trình học tập rất bảo thủ và lạc hậu về mặt xã hội, chính trị và luân lý trong cách nhìn nhận cuộc đời.

Fidel gây ấn tượng bởi đạo đức của những hành động, bởi tinh thần quật khởi và công lý được thể hiện qua những lời bào chữa bốc lửa của mình tuyên bố từ những chiếc ghế dài bằng đá hoa cương và đá hoa vụn ở Quảng trường Cadena hoặc từ những bậc cửa của trường đại học ở ngay bên cạnh. Fidel bảo vệ sự trang nghiêm của trường đại học và những quyền lợi của sinh viên. Có chiều cao 6 piê, vóc người đẫy đà 171 livrơ, khỏe mạnh với đôi mắt màu nâu hoà hợp với tầm cao của những tư tưởng của Fidel.

Lãnh tụ Fidel Castro và nhân dân Cuba chào đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm Cuba tháng 3/1974. Ảnh: TTXVN

Trong tất cả những điều ấy, người ta cần phải nhận thấy việc học hành, nghiên cứu từ trước kia, sự hiểu biết những tác phẩm của José Martí, và lòng khâm phục Carlos Manuel de Céspedes, Máximo Gomez, Antonio Maceo và hơn nữa, việc đọc những trang sách rung động lòng người do Thiers viết về Cách mạng Pháp. Trong suy nghĩ của Fidel là một mạch nước sục sôi thực sự. Trong tư tưởng của chàng thanh niên đầy ắp những ý tưởng đã thể hiện qua lời văn mãnh liệt và công minh chính đại; tất cả những chuyện anh hùng, những truyền thuyết của lịch sử. Fidel suy nghĩ và hành động một cách toàn vẹn. Đạo đức trong sáng và khí thế đáng tin để tiến hành tốt, đã trở thành những bức thư giới thiệu hết sức thuyết phục. Trong trường đại học, Fidel nổi lên như một lãnh tụ chính trị của sinh viên. Chàng trai có cái duyên tạo nên sự khâm phục của các bạn sinh viên đối với mình, và những cô gái thấy ở anh một vẻ quyến rũ tuyệt vời. Anh có rất nhiều bạn. Về chuyện tình yêu, bao giờ anh cũng vẫn coi việc yêu nhau là một kết quả tuyệt vời của sự nhạy cảm không bao giờ cạn của con người.

Fidel giành được thắng lợi và được bầu làm đại biểu ở môn Nhân chủng pháp lý học, dù cho đây là lần đầu tiên anh tiến hành một cuộc vận động chính trị để giành sự ủng hộ cho mình. Đối thủ của Fidel là một người đã trưởng thành và nổi tiếng trong giới sinh viên, nhờ những cuộc đấu tranh chống tên độc tài Gerardo Machado. Nhưng đã có một sự bất ngờ xảy ra trong cuộc thảo luận tại trường Luật: 181 phiếu bầu cho Fidel, chỉ có 33 cho đối thủ. Số 80% số phiếu bầu mà Fidel đã giành được là nhờ vào hoạt động kiên trì và nghị lực của mình. Mục tiêu của Fidel rất bình thường, nhưng dần dần anh đã thấy lo lắng trước tình hình của đất nước, những vấn đề về dân sinh và chính trị. Anh kết thúc năm học với điểm số trên trung bình trong những môn Lý thuyết đại cương về nhà nước, Luật La Mã và nhập môn về ngành luật học, và điểm tối ưu trong mấy môn Luật Hành chính và Nhân chủng pháp lý học.

Bắt đầu năm học 1946-1947, Fidel ở khu phố 21, số 104, nhà 7, quận Vedado, khu dân cư hiện đại nhất của thủ đô. Từ những năm khó khăn trong chế độ độc tài Machado, sự kiện sinh viên cách mạng Rafael Trejo bị ám sát ngày 30 tháng Chín là một kỷ niệm đau thương đã tập hợp được các sinh viên trường đại học. Fidel là một trong số những người làm sống lại tinh thần đoàn kết và lòng tôn kính cùng những yêu cầu của sinh viên về việc phải giúp đỡ, che chở cho nông dân và khẳng định lại tinh thần cách mạng.

Tờ báo Thế giới thông báo ngày thứ Bảy, 16 tháng Mười một:

"Đại biểu Fidel Castro sẽ nói chuyện Ngày sinh viên Quốc tế" và nhấn mạnh rằng sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm tại Quảng trường nhỏ liền cạnh Khoa Luật. "Khai mạc triển lãm ngày 17/11 tại phòng trưng bày của Hội sinh viên Luật, đại biểu Fidel Castro nói chuyện".

Một tuần sau, Fidel đọc một bài diễn văn trong cuộc míttinh kỷ niệm lần thứ 75 ngày tám sinh viên trường Y bị xử bắn. Những lời của Fidel - những lời đầu tiên mà tờ báo Avance Cryollo đã đăng, trải dài trong cột 5, trang nhất - đã nhắc đến những tư tưởng và nguyên lý của Martí, cùng với lòng tin rằng những người anh hùng không bao giờ bị lãng quên "bởi vì những vị đó là những người đã nêu lên ý thức dân tộc bằng cả sự hy sinh của mình" và cuối cùng, khẳng định rằng không thể nào nói đến những người đã hy sinh vì lý tưởng, mà không nhắc lại cảnh bị bôi nhọ mà người ta đã chứng kiến. Ngôn từ của người diễn thuyết đả kích mạnh mẽ: "Chính phủ này tồi tệ hơn những chính phủ trước, vì họ đã giết chết lòng tin của toàn dân".

Bị cuốn hút trong lòng vực xoáy của những thời gian xáo động trong trường đại học, đất nước Cuba và đến cả bán cầu này, Fidel là hiện thân của sự kiên trì trong các cuộc phản kháng và đấu tranh của sinh viên, trên cương vị uỷ viên Ban Lãnh đạo các trường đại học, chống lại khả năng có thể được tái cử của Grau, và trên cương vị Chủ tịch Ban Đấu tranh vì nền dân chủ của Đôminica trong Trường Đại học La Habana và với tư cách là nhà hoạt động tích cực ủng hộ nền độc lập của Puécto Ricô.

Fidel chia sẻ những ý kiến của mình, nhất trí và phù hợp với nhóm của Humberto Ruiz Leiro, người đã ủng hộ mình trong cuộc bầu làm đại biểu lớp học năm thứ hai.

Vào tháng Ba 1947, có cuộc bầu cử chọn đại biểu cho từng khoa trong trường Luật Dân sự, tại đó, nhiều khuynh hướng chống đối nhau. Fidel đại diện cho những ai bảo vệ khuynh hướng những người lãnh đạo phải đấu tranh để giữ vững nguyên tắc đạo đức trong sinh viên nội trú, giáo sư và những ai chống phân biệt chủng tộc. Vì vậy, tiếng nói của Fidel đã báo động khả năng người ta sẽ sa, thải nữ giáo sư Ana Etchegoyen, một phụ nữ xứng đáng, chân chính, hiểu biết rộng và có tài năng, đó là nữ giáo sư da đen duy nhất của trường. Ngày 24 tháng đó, kết quả Federico Marin đã được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp sinh viên Khoa Luật. Con người làm lãnh tụ rất ngắn ngày này, ngày 23 tháng Tư sau đó gần một tháng đã bị mất tín nhiệm trong nhóm những người lãnh đạo sinh viên. Những lý do chống Marin là: không hoàn thành trách nhiệm và nhiệm vụ được Ban Chấp hành Hội Liên hiệp sinh viên giao cho, dính dáng vào những chuyện vụ lợi xa lạ với những điều đã được khởi xướng ở trường đại học, không có khả năng lãnh đạo sinh viên và có dư luận là sử dụng ghế Chủ tịch Hội để chiếm một vị trí trong chính phủ.

Sau quá trình đau lòng và đáng rút ra bài học ấy, Hội Liên hiệp sinh viên xác nhận sự tín nhiệm đối với nhà lãnh đạo Fidel Castro, người sẽ nắm vị trí Chủ tịch Hội sinh viên luật, thay thế theo quy định. Ngày 25 tháng 4, gần 48 tiếng đồng hồ sau quyết định đó, Fidel bị bắt giữ cùng mấy người lãnh đạo tại San José và Mazón, vào lúc 1 giờ chiều, và sau đó một lúc, những đồng chí cùng bị bắt được thả tự do, còn Fidel thì bị giữ lại, không được bảo lãnh vì lý do có mang theo vũ khí.

Mọi sự xảy ra bắt nguồn từ một âm mưu đen tối và độc ác, đó là một cái bẫy do Cảnh sát mật tạo ra, đặc biệt là tên chỉ huy của Cơ quan Điều tra quốc tế. Đặc biệt, Mario Salabarría, người dọa dẫm và theo dõi những ai không chịu luồn cúi những kẻ suy đồi và chính sách xảo quyệt của Chính phủ Grau, một chính quyền đã đưa ra những hứa hẹn ảo tưởng, trong đó có nhắc đến Ramón Grau, là một nhà lãnh đạo chính do Chính phủ cách mạng dựng lên, sau sự sụp đổ của Machado, và chỉ kéo dài được ba tháng, để lại một thời kỳ bất hạnh kéo dài 11 năm trong lịch sử, con người chỉ huy trong bóng tối và nằm trong sự bảo trợ của Mỹ chính là Fulgencio Batista, với đòn đàn áp và giết hại nông dân, công nhân, trí thức, sinh viên.

Grau đã hy vọng rằng tất cả những điều ấy sẽ có một kết cục, nhưng chỉ là ảo tưởng, thất bại khi trường đại học trở thành pháo đài trong tay chính phủ: Ban Giám hiệu trường đại học, những cơ quan quốc gia của cảnh sát và cả cảnh sát của trường đại học nữa đều bị chính phủ nắm giữ. Trong tình hình đó, phong trào sinh viên đã phát huy được những điều tốt đẹp nhất. Fidel, không được một tổ chức hoặc đảng nào ủng hộ, nhưng được sự ủng hộ của những sinh viên trường Luật và của nhiều khoa khác nữa đã đương đầu đấu tranh công khai, đối mặt, khiến bản thân anh bị nguy hiểm và liên tiếp ở trong trạng thái bị o ép.

Lúc đó, Mario Salabarría, kẻ dọa nạt, trao cho Fidel một tối hậu thư yêu cầu phải từ bỏ sự chống đối chính trị hoặc rời bỏ trường đại học.

Trước sự dọa dẫm, Fidel không phải chỉ đi ra bãi biển để ngẫm nghĩ, mà còn phải khóc ở cái tuổi 20, bởi vì anh phải quay về bằng bất cứ cách nào, và sẽ võ trang bằng một khẩu Browning kiểu mười lăm viên đạn bắn liên thanh, để đương đầu với một cuộc chiến bằng vũ khí lạ lùng, chống lại những bọn có trong tay tất cả những nhà chức trách và bọn cảnh sát. Fidel nghĩ phải hy sinh bằng mọi cách, bởi vì sau cuộc chiến đấu ở thời kỳ đó trong trường đại học, được sự ủng hộ của sinh viên trường Luật và ở những trung tâm có sinh viên khác, anh không chịu chấp nhận điều cấm không cho vào trường đại học. Fidel quyết định quay lại trường, dù chỉ có một mình và phải liều chết kiên quyết chống cự lại. Anh không bao giờ chùn bước, dù chỉ một phút, việc quay lại trường học.

Một nhóm bạn cùng học can thiệp không cho Fidel liều chết một mình trong cuộc chiến không cân sức và tàn bạo. Một sinh viên ngăn Fidel: "Cậu không được hy sinh như vậy" và chủ động tổ chức bảy, tám sinh viên quyết tâm ủng hộ anh. Fidel gặp mấy người ấy lần đầu tiên và đánh giá cao quyết định dũng cảm của họ. Thế là Fidel không còn đơn độc đấu chọi với cả bọn mafia đang dọa nạt mình.

Nhóm sinh viên tập hợp ở trên những bậc thang lên xuống của trường đại học. Bọn mafia đã bố trí xung quanh khoa Luật, không cố dập tắt những tiếng hò reo vỗ đập của các sinh viên đang chống lại chúng một cách không hề sợ hãi. Sự thách thức ấy đã làm cho chúng khó xử, nhụt chí và run rẩy, sợ hãi. Kể từ lúc ấy, Fidel trở lại trường đại học, có khi mang súng, có khi không.

Như vậy, Fidel đã có vũ khí, nhưng lại xuất hiện một vấn đề khác. Bọn mafia có cảnh sát và nhà chức trách đứng về phía chúng, đồng thời cũng có cả sự đồng lõa của tòa án, tại đó, rất có thể Fidel sẽ bị kết tội vì đã mang theo vũ khí và bằng cái trò bẩn thỉu đó, chúng có thể đuổi Fidel ra khỏi môi trường chính trị ở đại học. Vì lý do ấy, anh buộc phải mạo hiểm không mang vũ khí trong nhiều trường hợp cần thiết. Trong một trường hợp duy nhất, nhờ có sự che chở và giúp đỡ của anh em sinh viên quây xung quanh trên quãng đường từ trường đại học về đến tận nhà, Fidel mới thoát chết. Đó là một thời gian khổ, khó khăn mà bề ngoài có vẻ yên tĩnh và rung chuyển bất thường. Fidel cứ như hiệp sĩ Đôn Kihôtê của trường đại học, luôn luôn ở trong tình trạng phải chống đỡ mũi tên, hòn đạn.

Trong hiệu cắt tóc đầy lọ sứ nhiều màu và hương tinh dầu mà bác thợ cắt tóc Adolfo Torres dùng làm mát khuôn mặt những khách hàng, sau khi đã cạo mặt xong, Fidel nói chuyện với bác trong lúc đôi mắt nhìn vào tấm gương soi. Trong khi Adolfito sửa sang đầu tóc cho Fidel, bác quay vòng chiếc ghế xoay, bật lách cách những nhát kéo trên mái tóc và bình luận tin tức vào giờ chót, những cuộc lộn xộn ở trường đại học và tìm hiểu tâm lý để đối xử với khách hàng. Hai người nhất trí: "Cần phải là một nghệ sĩ, nhưng không phải nghệ sĩ của chiếc kéo hay con dao, mà là nghệ sĩ của những nhóm, hội có tổ chức".

Hiệu cắt tóc hẹp, trên tường gắn đầy gương, biển quảng cáo điện quang ở cửa ra vào, tọa lạc ở trong xóm ngoại ô Cayo Hueso.

Cùng với sự kết thúc chiến tranh năm 1898 và bắt đầu thế kỷ mới, một đội rất đông thợ cuốn xì gà người Cuba di cư sang Mỹ, đã quay về trên những chiếc tàu thủy hướng về phía hòn đảo, cùng với sự may mắn có những cơn gió mùa thuận lợi. Cayo Hueso là chuyển từ chữ Key West bằng tiếng Anh, xóm ngoại ô xây dựng tại La Habana, có những đường phố chắp nối và những tòa nhà cho sinh viên đại học thuê, vì ở đấy không xa trường đại học. Những người thợ cuốn xì gà cũng ở đấy. Tòa nhà thợ cuốn xì gà, nơi thường tổ chức dạ hội và họp hành, một cơn gió lốc thực sự về những tư tưởng xã hội, tại đấy có thể nhận ra những người vô chính phủ, những đảng viên xã hội, những người theo phái không tưởng, hoặc chỉ là những công nhân có học vấn.

Một phần khá lớn bè bạn của Fidel sống trong những nhà trọ có ban công trông ra đại lộ và lối ngõ ngoằn ngoèo ở phía sau. Với nhãn quan sắc bén về những vấn đề chính trị của đất nước, Fidel hướng theo nhịp độ chóng mặt và đau buồn cho sự suy tàn của đất nước và sự lộn xộn nói chung mà Tổng thống Ramón Grau San Martin gây ra cho quần chúng. Fidel là một người kiên quyêt chống chính phủ và có sự nhiệt tình hăng hái của Đảng Nhân dân Cuba chính thống do Eduardo René Chibás Ribas lãnh đạo. E. R. Chibás là người đã mất tín nhiệm vì suy đồi về chính trị và kém cỏi về quản lý trong chính phủ của Grau, được lập nên ngày 15 tháng 5, cùng năm 1947. Eddy Chibás rất tha thiết được làm Tổng thống nước Cộng hoà và dù không có được một bộ máy chính trị tổ chức tốt, cũng đã có được 400.000 phiếu bầu. Lúc ấy, khẩu hiệu "Thật là nhục nhã khi vướng đến tiền nong" đã có tiếng vang rộng rãi trên khắp đất nước, và trên thế giới qua đài phát thanh CMQ và những bài báo của ông đăng trên tạp chí Bohemia.

Sau khi học xong Kinh tế chính trị tư bản, anh thanh niên Fidel Castro đã đi đến kết luận rằng chế độ của Chibás là một điều phi lý. Họ xây lâu đài trên cát, và Fidel đã suy nghĩ, từ từ và bắt đầu tiếp nhận những thông tin nghiên cứu về tư tưởng mácxít.

"Bộ luật Công nhân'', một xuất bản phẩm của Aureliano Sanchez Arango, một giáo sư thuộc trường phái mácxít, dù rằng lập trường chính trị của ông bây giờ không còn gì để nhắc đến lòng hào hiệp, quên mình vì người khác của những năm còn trẻ của ông, đã ảnh hưởng đến nhãn quan của Fidel. Dù sao, những cuốn sách mà ông là tác giả, nói về những trường phái chính trị vẫn là một cuốn sách tham khảo quý giá.

"Lịch sử những học thuyết xã hội" là một cuốn sách tham khảo quan trọng nữa, do Raúl Roa viết, con người - cấp bách, con người sáng tạo ra sự không tưởng trong thời kỳ độc tài của Machado, ông là bạn và đồng chí trong tù với Pablo de la Torriente Brau, nhà báo cách mạng đã ngã xuống trong trận đánh ngày 18 tháng 12 năm 1936, tại Majadahonda, trong những ngày chiến đấu bảo vệ thủ đô Madrid anh hùng, con người mà mấy tháng trước đó đã viết:

Tôi đã có một ý tưởng tuyệt vời, tôi đi đến Tây Ban Nha, đến với cách mạng Tây Ban Nha. Ở bên kia, người Cuba nói với nhau bởi câu hát dân gian vui vẻ: anh đừng chết, nếu không đến "Tây Ban Nha" từ trước/ thì giờ đây tôi đến Tây Ban Nha/ ở nơi đây tim người vẫn phập phồng/ đau nỗi khổ của những người sống trong áp bức trên thế giới/ tư tưởng ấy đang làm bùng nổ trong óc tôi/ và từ đấy làm cháy cả rừng cây lớn trong tưởng tượng (...). Tôi đến Tây Ban Nha để bị cuốn đi theo dòng sông cách mạng. Để thấy được một dân tộc đang chiến đấu. Để biết những anh hùng. Để nghe tiếng sấm đùng đoàng của đại bác và cảm thấy cơn gió của súng liên thanh. Để ngắm những đám cháy và những cuộc bắn giết. Để ở bên cạnh những cơn lốc xoáy lớn và sự im lặng của cái chết (...). Tôi đi chỉ đơn giản là để học cách xây dựng sự nghiệp của chúng tôi một ngày nào đó. Nếu có điều gì khó khăn cần giúp đỡ xin cho biết, vì thế mới là những chuyện của Cách mạng.

Raúl Roa, tác giả cuốn sách mà anh sinh viên Fidel Castro đọc, đã đau tất cả những nỗi đau, và mơ ước thấy thắng lợi của một cuộc cách mạng thực sự, và đã trông thấy nó bị che phủ, lu mờ rồi mất đi, như thể một cánh diều bị đâm thủng cánh.

Raúl Roa làm một cuộc phân tích cổ điển về lịch sử trên những trang giấy, một cái gì đó đã cho phép Fidel làm quen với cách nhìn mácxít, trước khi rơi vào tay anh cuốn "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", lúc anh đang học năm thứ hai hoặc thứ ba ngành Luật. Đọc cuốn sách đó, anh thấy xúc động bởi văn phong mộc mạc, có sức thuyết phục, hợp lý, cùng những sự thật không thể bác bỏ được. Fidel cảm thấy đã hiểu rõ thuyết khái niệm của Mác, bởi sự háu ăn của mình khi còn nhỏ, trong những ngày sống ở trong gia đình Feliú tại Santiago, bởi tính ngạo nghễ của những tên lính của Fulgencio Batista và sự phân chia giai cấp rõ rệt ngay tại điền trang nhà mình. Kinh nghiệm bản thân cũng dạy cho Fidel biết thế nào là người xuất thân trong một gia đình địa chủ, thế nào là công nhân hoặc nông dân.

Những công việc trong văn phòng của ngôi nhà lớn ở Birán, những cuộc nói chuyện dài với cha, tình bạn với những người làm công, với những người Haiti ở trong điền trang và những nông dân không có ruộng đất, những đêm thức trắng của Ramón lo cho những tập đoàn trồng mía; Công ty Liên hiệp Trái cây của Mỹ ở bên cạnh; sự quan sát tỉ mỉ của những chính trị gia của chính phủ, ban quản lý, quân lính, những du khách, những người tu hành, nhà chụp ảnh, người chăn bò, ngựa, người Giamaica, nhân viên thu thuế... khiến Birán và những dân cư ở đây gợi lại tình cảm không thể bỏ qua được trong cuộc đời của con người cách mạng Fidel Castro Ruz.

Sự phát hiện ra "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" đã tháo xiềng xích cho Fidel, điều mà nhà văn lãng mạn Victor Hugo đã diễn tả như "một cơn bão táp trong tâm trí". Sự sáng suốt của Fidel là nhờ rất nhiều vào sự hiểu biết lịch sử Cuba và tư tưởng cũng như tác phẩm và cuộc đời José Marti. Giác ngộ chính trị của Fidel bắt đầu phát triển một cách nhanh chóng, say sưa và triệt để. Sau đó, vào thư viện của Đảng Xã hội nhân dân xin một thẻ đọc sách - nhưng chưa có tiền, cô thủ thư đồng ý cho chịu trả sau - có sách, Fidel đọc một cách say mê và kiên trì để nâng cao hiểu biết...

Theo học năm thứ hai bậc đại học, lúc 20 tuổi, Fidel khao khát đạt những danh hiệu về Luật Dân sự và khoa học xã hội. Tham gia sinh hoạt trong Đảng Chính thống cùng với Cozchita Fernandez, Luis Orlando Rodriguez và giáo sư Manuel Bisbé. Ngày Chủ nhật tham dự giờ đứng trước micro của máy ghi hình của hãng truyền hình CMQ dành cho lãnh tụ của Đảng Chính thống Eddy Chibás.

Fidel gặp Chibás tại nhà khách Filomena. Cũng đi thăm Nicolasa Fraga, Ángel Garcia, Armando Valle, tất cả đều là những đảng viên tích cực của Đảng Chính thống. Trước mặt toà nhà cuốn xì gà, Myrta Dian Balart, nữ sinh viên môn Triết học, người yêu của Fidel sống tại đó và giúp anh dán tem vào những chiếc phong bì thư từ qua lại trong các chiến dịch chính trị. Hai người quen nhau trên hành lang và trong vườn hoa nhỏ của trường đại học, và ngay từ đầu, đã thấy giữa họ một con chim ruồi vỗ cánh bay.

Gió mùa ẩm ướt đã báo hiệu bão táp sẽ đến vào buổi chiều. Ông Ángel che các cửa ra vào và mọi khung cửa sổ đóng chặt. Người ta dự trữ củi và nước đầy đủ cho mấy ngày, nhốt gia súc vào trong trại, đưa lũ trẻ nhỏ vào trong ngôi nhà xây trên đất liền, nơi có ít nguy hiểm nhất. Ông vẫn còn là một người đàn ông khoẻ mạnh, cưỡi ngựa phóng từ đầu này đến đầu kia trong trang trại rộng lớn, chẳng có lo lắng gì trong con người 72 tuổi đó cả.

Buổi sáng hôm ấy, trông ông có vẻ mệt mỏi, với khuôn mặt hơi nhăn như thể cảm thấy có điều gì nguy hiểm. Ông vẫn chưa bàn luận gì với Lina về những tin tức trong báo chí về Fidel. Ông không muốn bàn đến chuyện ấy ngay bây giờ. Lina rất bận rộn, luôn luôn sẵn sàng làm việc trong kho, để không bị ướt hàng hóa và đảm bảo, dù chưa phải thường xuyên, các khung cửa sổ và cửa lớn trong ngôi nhà lớn đều chắc chắn.

Các báo Thông tin, Thông tấn Tự do, Nhật ký Hàng hải xuất bản một vài tuần lễ trước khi con trai ông bị bắt giữ, bị đưa đến cơ quan điều tra đặc biệt của cảnh sát, cũng như việc trả tự do cho Fidel sau đấy. Người ta khẳng định rằng Liên đoàn khởi nghĩa cách mạng, do Emilio Tró lãnh đạo và định hướng, ủng hộ nhóm của Humberto Ruiz Leiro trong cuộc đấu tranh cho sự trang nghiêm, trong sáng của trường đại học và các quyền lợi của sinh viên.

Bản đề nghị xin giúp đỡ này là sáng kiến của con trai ông, coi như một cách chống lại sự chà đạp, dọa nạt của những toán tay súng của tên trùm cảnh sát Mario Salabarría đang hoành hành ở trường đại học và đàn áp những cuộc biểu tình của các phong trào cách mạng của sinh viên. Fidel nghĩ cần phải đấu tranh chống lại chúng, không rơi vào ý đồ cầu xin che chở của Genovevo Perez Dámera, là tướng chỉ huy quân đội, đúng ý của chính phủ của Grau. Các báo đã khẳng định tất cả mọi sự vừa qua là như vậy.

Ông Ángel biết con trai ông có mang theo một khẩu súng, vì thế cảm thấy không thể không lo lắng. Ông biết viên trung uý Quesada thuộc nhóm cảnh sát theo dõi trường đại học, đồng mưu với những nhóm chuyên dọa nạt sinh viên và đàn áp những người theo lập trường cấp tiến; tên này đã dự định tước vũ khí của Fidel nhưng chỉ nhận được một lời đáp thách thức và thản nhiên: "Không, khẩu súng ngắn này, ta không nộp cho ngươi, nếu ngươi muốn lấy, hãy nắm lấy mũi súng".

Thủ tướng Fidel Castro gặp gỡ các chiến sĩ trong đoàn Khe Sanh Quân giải phóng Trị Thiên - Huế. Ảnh: baotintuc.vn

Ông già nghi ngờ đến cả sự tĩnh lặng. Cuộc bắt giữ bất ngờ ở góc phố Mazón và San José chứng thực sự lo sợ khủng khiếp của ông. Trong những lời tuyên bố với báo chí, con trai ông đề cập những hành động: "Họ mang đầy mình súng đạn vào 1 giờ chiều, nào đại liên và súng ngắn từ trên ba chiếc xe ôtô, tất cả đều chĩa mũi súng về phía chúng tôi".

Fidel vào cuộc, đi đầu trong các cuộc biểu tình của sinh viên đoàn kết với Liên đoàn Nông dân Cuba khi họ đưa ra yêu cầu về ruộng đất, chống lại việc Grau thường trực nắm chính quyền ở Cuba, chống chế độ độc tài của Trujillo ở Đôminica, và đòi quyền độc lập cho Puéctô Ricô.

Ông chủ điền trang nhận thấy cơn bão táp không phải là trận cuồng phong từ rừng thông ập đến. Ông sợ và thất vọng trong im lặng. Đó là một cảm giác đôi chiều, vì đứa con trai ấy của ông là một con người đáng kính trọng, đáng khâm phục. Mặc dầu vậy, ông vẫn muốn tách nó ra khỏi những sự liều lĩnh nguy hiểm. Có lẽ một chuyến thăm nước ngoài sẽ thay đổi con đường cho những bước đi của nó.

Cũng chính ngày hôm ấy, trong khi trời mưa như trút, đôi vợ chồng ngồi trên hai chiếc ghế mây nói chuyện, vì buộc phải nghỉ công việc trong lúc hãy còn sớm, bởi trận cuồng phong từ phía nam ập đến. Lina lo lắng, nhưng không để lộ nỗi buồn lo của mình. Để giấu kín sự căng thẳng, Lina uống một hơi hết tách cà phê, không như mấy phút trước bà uống từ từ, từng hớp nhỏ.

Mặc dầu ông Ángel vẫn còn to khoẻ, nhưng không phải vẫn còn sức như xưa. Thân thể to lớn của ông đã nặng thêm mấy cân, và lông mày đã rụng hết, để lộ lớp da nhăn nheo trên đôi mắt, không còn những tia sáng long lanh như ngày trước, thậm chí không còn cả cái mãnh liệt của tình yêu nữa. Ông để tóc cắt ngắn như thời thanh niên, mặc sơmi cộc tay cài khuy đến tận cổ, quần rất rộng. Lina không muốn trông thấy chồng buồn bã. Bà bằng lòng chấp nhận thói hay thay đổi của ông và câm lặng không nói đến nỗi sợ hãi, làm cho ông tin rằng bà không biết những tin tức ấy. Không tin cậy vào sự khéo léo ấy, bà đã thúc đẩy ông trong việc làm đơn gửi Bộ Ngoại giao.

Ngày 4 tháng Bảy 1947, ông Angel xin cấp hộ chiếu và ngày 7 tháng Bảy 1947, họ đã cấp phép cho chuyến đi.

Xin cho phép nhanh chóng và đặc biệt cho con trai là Fidel Alejandro Castro Ruz, người ở Cueto, tỉnh Oriente, 20 tuổi, sinh viên và cư trú ở đường phố 21 số 104 quận Vedado, thành phố La Habana, để có thể đi tới Hợp chủng quốc Bắc Mỹ, hoặc bất cứ nước nào khác thấy thích hợp.

Ông Ángel có ý định bảo vệ con trai, nhưng không thể tách biệt nó với tư tưởng đấu tranh chống lại chế độ độc tài Trujillo. Fidel không tham gia vào tổ chức phong trào, nhưng nhận thấy bổn phận phải gắn bó với phong trào như một người lính. Ông quen biết một nhóm những người Đôminica nhập cư, trong số đó, có nhà văn và chiến sĩ đấu tranh Juan Emilio Bosh Gavino, với ông ta, Ángel chỉ có thể nói lên lời đoàn kết một cách như vậy.

Sự chuẩn bị và đóng góp tài chính để lo liệu việc đó đặt vào tay của Bộ trưởng Giáo dục José Manuel Aleman, một con người tham nhũng, cùng với một số nhóm người tự xưng là cách mạng, nhưng thực sự không phải như thế, họ đã lợi dụng sự nghiệp cao cả của Đôminica làm ngọn cờ cùng những ý đồ của những chính trị gia giả hiệu làm lẫn lộn trắng đen với những người đáng quý và chân chính.

Sau mấy tuần lễ luyện tập tại những nơi đóng trại có người ở, để chuẩn bị cho việc xuất chinh, họ chỉ định Fidel làm đội trưởng của một đại đội trong một tiểu đoàn quân cách mạng, trong số đó Fidel đã gặp cả những tên thù địch của mình, chúng đã tỏ ra kính trọng Fidel, khi thấy quyết định của anh "hoàn thành bổn phận, bất chấp tất cả".

Mưu đồ không kết quả, Chính phủ Cuba rút lại sự ủng hộ chính thức do sự can thiệp của Genovevo Perez Dámara, quá trình vận động của ông ta do Trujillo chi trả! Lúc đó có đào ngũ, có phân tán, chia rẽ và đánh nhau giữa những người "đi viễn chinh", đến mức cuối cùng có cả cái chết... Đoàn người này được tập hợp những người từ rất nhiều khuynh hướng và phe phái, điều đó gây nên sự hỗn loạn và nhầm lẫn; nhưng chàng thanh niên mãnh liệt và dữ dội Fidel Castro vẫn kiên trì: "cần phải đi" và mơ đến cuộc chiến tranh du kích tại những dãy núi ở Santo Domingo.

Khi con tàu Aurora bị con tàu hộ tống chống tàu ngầm José Martí chặn lại, không cho tiếp tục hành trình đi tới Đôminica và buộc một đoàn quân gồm 800 người, đi gần tới Puerto de Antilla, phải đầu hàng vào buổi xế chiều ngày 29 tháng Chín 1947, Fidel cùng với mấy người bạn lao xuống Vịnh Nipe và bơi tới Cayo Saetía, một vùng đồi cỏ chăn ngựa do Công ty Liên hiệp Trái cây khai thác. Quen biết vùng này từ nhỏ, khi cả gia đình đi qua đến tận những bãi biển Juan Vicente và các bãi biển ở đấy lúc bấy giờ còn vắng vẻ, thô sơ, Fidel mặc sức tìm tòi, thám hiểm một mình.

Rafael Guzmán, người gác đèn pha của Cù lao, bạn thân của Ángel sinh sống tại đấy. Fidel nhớ ông mặc một áo sơmi màu sáng và quần xắn đến đầu gối, khi ông kéo cần câu trên làn sóng để câu cá, hoặc leo những bậc thang vỏ ốc của chân đèn biển, chơi với trò phát sáng ban đêm và những ảo ảnh vào ban ngày.

Khi thoát khỏi chết ngộp trong nước biển, Fidel đến được nhà ông già bạn của cha mình thì kiệt sức. Anh giải thích cho ông già biết đây là một vấn đề danh dự. Anh mặc bộ quân phục ướt đẫm nước biển, sau khi đã đi qua những rừng xú, đá tai mèo và nằm lịm như người bị đắm tàu.

- Tôi cần sự giúp đỡ - anh nói thế với ông già đánh cá. Chàng trai Fidel Castro làm ấm người bằng một tách càphê bốc khói do bà Librada pha. Từ đó, hai chàng thanh niên đi đến một nơi khác an toàn hơn. Tiếp tục đi trên con đường cũ, hai người tới làng chài lưới, theo con kênh dẫn tới Cuatro Caminos, một làng không có tên trong các bản đồ, cũng không thấy trong những cuốn sách địa lý, một trang trại trồng mía của Nhà máy Preston và thợ của Công ty Nicaro Nickel.

Ở đấy, Fidel thay đổi quần áo và chờ José González Zaldivar đi tới trên một chiếc xe Ford kiểu 1928. Họ nói chuyện rồi cùng nhau đi tới Mayarí. Fidel ở trong một khách sạn nhỏ và báo cho Angelita đang sống trong một ngôi nhà trước một đồn binh biết tin bởi vì chồng của Angelita là Mario Fraga, sĩ quan trong quân đội.

Fidel vừa mới trở về sau cái ý định chiến đấu và cách mạng. Cậu ẩn ở trong nhà ông bà già, tại Birán, nơi mà tất cả mọi người đều biết anh và giữ mối đoàn kết thầm lặng với một sự kín đáo tuyệt đối.

Trong nhà, Lina đưa hai bàn tay lên đầu khi trông thấy con trai. Người cha sau khi ôm hôn con lại nhắc lại những nỗi sợ hãi và mong muốn con quay trở lại trường học. Căn nhà là một tảng nam châm, một sự đi lại không bao giờ nghỉ. Birán, điền trang của những cánh tay mở rộng là một sự trìu mến ruột thịt trong tình thương yêu.

Bóng dáng của Fidel in trên cái két nước ở cuối nhà. Trông anh khoẻ mạnh cường tráng hơn, bây giờ không còn là anh thanh niên đi tìm những sự phiêu lưu mạo hiểm với mũ rộng vành, súng gác trên vai và dao găm đi săn cài ngang lưng. Chòm râu thưa phủ kín cằm, tóc để dài hơn bình thường và làn da bóng như đồng hun.

Người thợ chụp ảnh là Ramón, đưa hình ảnh của người em vào đúng ống cửa ngắm, xoay độ xa gần, lấy ánh sáng nhiều hay ít cho hợp với ba yêu cầu cơ bản để có được một tấm ảnh đẹp.

Khi Fidel suy nghĩ về những năm cuối của cuộc sống của mình đã qua, anh nhận thấy như thế một kinh nghiệm đã trải qua rất sôi động và thanh cao, ở đấy anh đã làm cho mình khá hơn lên; từ những ngày làm lễ tưởng nhớ đến sinh viên Rafael Trejo, mà cái nhìn của anh ta đã làm cho Pablo de la Torriente Brau phải run lên; từ khi khánh thành Quảng trường Lídice để tưởng nhớ đến những nạn nhân của chủ nghĩa phát xít tại Tiệp Khắc, hoặc đưa San Lázaro tới Đài Kỷ niệm những sinh viên trường Y trong dịp kỷ niệm 75 nạn nhân, nơi chính anh đã cất cao tiếng nói chống lại chính phủ.

Với bản Quy ước hợp hiến của sinh viên tại Trường đại học La Habana lại đột ngột xảy ra nhiều khó khăn. Trong diễn văn, Fidel đã kêu gọi đoàn kết, minh bạch trong chính sách đại học và những việc phải gánh vác để khỏi phụ lòng những mong muốn ấy. Ngày 21 tháng Sáu 1947, Fidel cùng mấy người lãnh đạo sinh viên ký vào bản tuyên ngôn không tán thành cuộc bầu cử và lên án sự lừa dối và vi phạm trắng trợn những nguyên tắc tư tưởng đối với những người trong ban chấp hành đó.

Đến cuối tháng Bảy (...) sự thất bại cay đắng không làm cho Fidel giảm bớt nhiệt tình cách mạng, anh biết rằng lịch sử đã tạo ra mình rất nhanh như một giấc mơ và anh không nghĩ đến việc từ bỏ ngay từ tiếng đập ban đầu của gió.

Anh lại trở về trường đại học. Ghi tên theo kiểu tự do để có thể được chấp nhận những môn học còn treo của năm thứ hai, và một phần những môn còn treo của năm thứ ba, dù rằng như vậy có nghĩa là không có những quyền lợi chính trị trong lúc anh vượt trội hơn các sinh viên khác. Anh đành học lại một năm nữa và sẽ bị mất thêm thời gian.

Anh nói chuyện với bố. Ông già cảm thấy hài lòng, ở nơi sâu thẳm nhất, ông thiết tha mong ước từ giây phút này, tất cả đều phải khác. Tuy nhiên, con trai ông vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu lúc nào ông hăng say trên các đường phố La Habana.

Fidel kết tội vụ ám sát anh thanh niên Carlos Martínez Junco, vụ xúc phạm quả chuông của La Demajagua, sự tha hóa của Bộ trưởng Giáo dục José Manuel Alemán và đồng bọn: Mario Salabarría, Manolo Castro và Rolando Masferrer. Trong thư ngỏ mà những người lãnh đạo Liên đoàn sinh viên đại học (FEU) gửi quần chúng có nêu lên yêu cầu phải cách chức Chủ tịch Liên đoàn Ramón Grau San Martín.

Fidel không lánh xa cơn lốc của những biến động trong xã hội. Anh yêu cầu các nhà lãnh đạo sinh viên tổ chức Đại hội sinh viên Mỹ Latinh trùng hợp với Hội nghị của Tổ chức các nước châu Mỹ (OEA) tại Bogotá, nơi mà các chính phủ trong khu vực định thông qua một loạt hiệp định phản động.

Khi đến thăm người bạn Juan Bosh, Fidel thổ lộ sự ngờ vực của mình. Các nhóm cách mạng đã biến chất thành bọn găngxtơ, điều đó thật đau lòng. Đã đến lúc phải hiểu rõ tình hình chính trị của Mỹ Latinh để hội nhập vào cuộc đấu tranh ở châu lục.

Cuộc đời của Fidel là cả một loạt những sự chống đối sôi sục, nhưng trong lúc nghỉ ngơi ở nhà, Fidel rất ấn tượng về Lina, ở tuổi 44 vẫn rắn rỏi lạ thường. Bà đồng tình với việc gửi con đi học, nhưng vẫn bứt rứt khôn nguôi. Còn ông già thì hay chăm lo cho bao nhiêu trẻ con nghèo ở địa phương được học tập và được giáo dục, để dần dần mở mang đầu óc và bước vào thế giới mới. Mặc dù lo lắng như vậy, hai ông bà không phản đối tinh thần chiến đấu của Fidel, mà vẫn tin tưởng và tôn trọng những quyết định của con, vì vậy luôn tìm cách làm yên lòng Fidel về những nỗi day dứt về chính trị của con.

Raúl đã là chàng trai 16 tuổi, còn Ramón thì làm việc yên ổn ở các tập đoàn Hevia và Panurcia, lại rất gần nhà. Angelita đã học xong lớp đánh máy, tốc ký và kế toán, đã có hai đứa con là Mirtza và Tania. Sắp sinh đứa con thứ ba, Angelita sống nay đây, mai đó, nhưng luôn quay về sống ở Birán trong thời gian dài. Juanita muốn ở lại Birán và làm việc trong cơ quan cùng với César Alvarez, người giữ sổ sách.

Điều kiện kinh tế của trang trại phát triển tốt. Ángel bỏ vốn đầu tư ở nhiều nơi. Không thể nói rằng ông gửi nhiều tiền vào ngân hàng, vì các khoản thu nhập và chi tiêu bị mất cân đối, do ông trợ giúp cho nông dân và những người lao động ở điền trang, nên cán cân ngày càng chênh lệch.

Ángel tỏ ra lạc quan về vụ mía sắp tới. Việc mở rộng công nghiệp không dựa nhiều vào việc xây dựng các nhà máy mới, cũng như sử dụng đội ngũ sản xuất có năng suất cao, mặt khác, lần này, giá cả cũng không dao động một cách mất cân bằng.

Trong ngôi nhà lớn, các thói quen vẫn giữ nguyên như cũ. Lina và Ángel tiếp tục giữ mãi tình yêu thanh cao. Ăn trưa và ăn tối theo đúng giờ giấc. Các cuộc chơi bài đôminô vào ban đêm, chuyện trò náo nhiệt. Khi García, người nấu bếp, vì bị ốm nặng, không tham gia, cuộc chơi bài càng vui nhộn hơn. Khi biết tin García qua đời, Fidel nhớ lại những giờ phút đã cùng với García đọc báo, theo dõi cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha và những sự kiện chính trị làm rung chuyển thế giới...

Vargas, người đưa thư, cột con ngựa vào cây trụ ở lối vào bưu điện, rồi đi đến cổng nhà lớn. Trông thấy Vargas đến, Lina vội vàng chạy ra nhận thư. Vargas cười hớn hở và nói: "Tin tức về Fidel đấy!". Sau đó, Vargas hỏi thăm sức khoẻ của Ángel. Lina kể qua về sự suy sụp của Ángel, rồi nói: ''Không có gì đáng lo, ông mang đến cho Ángel liều thuốc tốt nhất rồi đó!".

Lina đặt lá thư vào chân Ángel rồi ghé vào tai nói nhỏ: "Ông này, thư từ Bogotá đấy!". Ángel mở mắt và nghiêng người về phía trước, quên cả mệt mỏi của buổi trưa hè. Niềm vui làm Ángel run cả tay, khi bóc phong bì lấy thư ra thấy rõ chữ viết của con mình và đoán rằng Fidel rất chu đáo viết thư về, để mọi người hiểu rõ những kỷ niệm và kinh nghiệm của chuyến đi.

Thư viết:

Bogotá, ngày 3 tháng Tư 1948.

Bố yêu quý!

Con đã có mặt ở Bogotá và sẽ ở lại đây vài ngày để có thể yên tĩnh ngồi viết thư cho bố mẹ. Chúng con sẽ ở Caracas bốn ngày, thành phố ở cách sân bay hơn 40 cây số, đường đi từ sân bay đến Caracas thật là tuyệt diệu, vì phải đi qua một dãy núi cao trên 1.000m. Vênêxuêla là một nước rất giàu, chủ yếu là nhờ sản xuất nhiều dầu mỏ. Ở đấy buôn bán nhộn nhịp, nhưng đời sống khá đắt đỏ. Còn về mặt chính trị ở Vênêxuêla hiện giờ phát triển rất tốt. Nhân dân rất hài lòng về chính phủ hiện tại bởi họ đang thực hiện một loạt biện pháp nhằm mang lại sự sung túc cho đất nước.

Từ Vênêxuêla, chúng con đi Panama. Sân bay nằm ở khu vực kênh đào, nên từ trên máy bay ở độ thấp có thể nhìn rõ kênh đào. Thành phố Panama ở gần kênh đào, nhưng vì thời gian ngắn ngủi ở Panama và chúng con cần có mặt ở Bogotá ngày 31 vừa qua, nên con không thể đi thăm thành phố được. Sáng sớm ngày hôm ấy, chúng con rời Panama, bay qua bờ biển Thái Bình Dương để đi đến Colombia. Chúng con tạm dừng ở thành phố Madelin, là một trong những thành phố công nghiệp và giàu có nhất ở Colombia, và từ đây, chúng con đến đất nước Colombia. Thành phố Bogotá nằm cách mặt biển 2.500m, giống như một thung lũng có những ngọn đồi vây quanh. Quang cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, cây cối hoàn toàn khác với Cuba. Thành phố Bogotá rất hiện đại và rộng lớn gần bằng La Habana, rất sôi động và có rất đông người trên đường phố mà chưa bao giờ con nhìn thấy ở nơi khác. Đó là một thành phố rất có văn hóa và văn minh. Đa số người Côlômbia mang dòng máu Indio (người da đỏ) với tính cách trầm tĩnh.

Tài nguyên chính của Côlômbia là cà phê, nhưng không giống như Cuba, dựa vào tài nguyên quan trọng duy nhất là đường, khiến cho sự phồn vinh của đất nước phụ thuộc vào một sản phẩm bị sụt giá thảm hại trên thị trường thế giới. Côlômbia còn có nguồn tài nguyên to lớn về bạc và vàng. Ngọc bích cũng được khai thác với số lượng lớn và vào loại tốt nhất thế giới. Côlômbia có nhiều đàn gia súc và ngoài ra còn có mọi thứ thực phẩm khác để tiêu thụ. Đời sống rất dễ chịu.

Bố ơi, con không biết sẽ ở lại Bogotá bao lâu. Trong chuyến đi này, con đang tổ chức Đại hội sinh viên Mỹ Latinh tại Bogotá và đã được hầu hết sinh viên châu Mỹ nhất trí. Con tranh thủ được hoàn toàn các sinh viên Vênêxuêla và Panama, báo chí cũng ủng hộ chúng con. Ở Panama, con đã nói được nửa tiếng đồng hồ ở một trong những Đài phát thanh được nhiều người nghe nhất.

Con mang theo nhiều thư để gửi cho một số viên chức cấp cao Vênêxuêla mà con không thể gặp họ được, vì đúng vào dịp tuần lễ Thánh, ngừng hết các hoạt động và mọi người đều đi về các địa phương.

Con cũng mang theo một bức thư của một người bạn tốt gửi cho Romulo Betancount, nên con muốn gặp ông ấy tại Bogota. Chúng con có đến thăm nhà của Tổng thống đương chức Vênêxuêla và được gia đình đón tiếp rất thân thiện. Người chị của Tổng thống đã báo cho ông ấy, đang nghỉ hè ở tỉnh lẻ, biết rằng chúng con cần gặp Tổng thống, nhưng được trả lời là đến thứ hai, ông mới trở về Caracas và có thể tiếp chúng con. Nhưng đã thứ sáu rồi, mà chúng con phải đi Panama trong ngày hôm sau. Thật khác xa với nếp dân chủ theo kiểu Cuba, nơi mà cánh cửa của các quan chức chính phủ đều ngăn cản không cho công dân đến!

Tất nhiên, với tư cách là người lãnh đạo sinh viên Cuba, con đã đi vận động và nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ đối với phong trào của chúng con. Cho đến nay, những người Achentina đã đóng góp nhiều và con nghĩ rằng Chính phủ Colombia sẽ giúp đỡ chúng con.

Từ Bogota, con không biết sẽ tiếp tục đi đâu. Hôm nay, có một trong những người đang cộng tác tốt với con từ La Habana đến Bogota, để nhập đoàn cùng chúng con. Có lẽ con sẽ đi với anh ấy đến Achentina để làm lưu học sinh trong ba tháng tại đó, với học bổng của chính phủ, hoặc trở về Cuba. Nếu con tiếp tục ở Achentina, thì vào tháng Chín, con sẽ thi vào Trường đại học La Habana, để theo học luật năm thứ tư, vì con rất muốn học cho xong ngành học của con. Những chuyến đi này đã mang lại cho con nhiều sự hiểu biết và kinh nghiệm, đồng thời mở ra những chân trời rộng lớn và nhiều triển vọng.

Con gửi cho bố tấm ảnh con chụp chung với người đồng chí của con ở Bogota, bên cạnh tượng đài của vị tướng Santander mà ít người biết đến.

Con cũng gửi riêng cho bố vài tấm ảnh phong cảnh của Cartagena de Indias, là một trong những thành phố chính của Colombia hiện nay.

Địa chỉ của con ghi ở bên trái, phía trên. Con mong sớm nhận được tin tức của bố mẹ. Trên thư, bố phải nhớ dán tem gửi theo đường hàng không.

Con gửi bố và mọi người nhiều cái hôn âu yếm của đứa con rất yêu bố.

Fidel.

(Còn nữa)

Bình luận bài viết

Bình luận

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy